(Seatimes) Giá đất quá cao là yếu tố bất lợi khi việt nam thu hút đầu tư nước ngoài vào BĐS nghỉ dưỡng & khách sạn. Kinh doanh tốt đến đâu cũng rất lâu mới khấu hao hết - Giám Đốc Bộ phận Tư vấn Cho thuê BĐS Nghỉ dưỡng và Khách sạn, Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết.
1. Thưa ông, ông nhận định thế nào về thị trường BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam?
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam đang khá hấp dẫn nhờ thu hút được lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là Đà Nẵng. Tuy nhiên, về chất lượng, các khu du lịch ở Việt Nam vẫn cần hoàn thiện để nâng cao hơn nữa.
2. Ông đánh giá thế nào về nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng và khách sạn hiện nay tại Việt Nam?
Hiện tại ở Việt Nam, khu du lịch và khách sạn cao cấp đang chiếm số lượng lớn nhất. Thời gian tới, dự kiến số lượng BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng loại hình phát triển dẫn đầu sẽ là 3 sao – thay vì hạng sang 5 sao như hiện tại.
Xét trên góc độ khu vực, số lượng khu du lịch và khách sạn tại Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn rất khiêm tốn so với các thành phố Châu Á khác như Jakarta, Kualar Lumpua, Singapore… Đơn cử tại Tp.HCM, tổng số phòng khách sạn của cả ba hạng 3 sao, 4 sao và 5 sao chỉ là 13.000 phòng, trong khi tại Bangkok là 56.000 phòng.
3. Xin ông cho biết về mức độ quan tâm của các nhà đầu tư vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam?
Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khách sạn. Tôi thấy có khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hiện xem xét khả năng đầu tư tại Việt Nam vì họ thấy được tiềm năng, họ nhìn vào điều gì?
Bạn cũng biết là hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư đang triển khai dự án, cụ thể như Rockefeller mới đầu tư 2,5 tỷ đô vào dự án tại Vũng Rô - Phú Yên, nhà tỷ phú Israel Igal Ahouvi với dự án Alma Resort tại Bãi Rồng – Cam Ranh trị giá 300 triệu USD cho thấy các nhà đầu tư đã thấy được tiềm năng phát triển và mạnh dạn đầu tư.
Tại Đông Nam Á, có bao nhiêu đất nước có tiềm năng du lịch như Việt Nam? Nhưng bao nhiêu khách du lịch biết đến tiềm năng này? Tại Việt Nam có đa dạng lựa chọn về phương tiện đi lại và nơi ăn chốn ở cho khách du lịch đến đất nước này hay không? Hiện tại mỗi ngày có ba chuyến bay thẳng t���i thành phố Đà Nẵng, 360 đến 400 lượt khách cho mỗi chuyến bay, Đà Nẵng rõ ràng có thể đón lượng khách nhiều hơn rất nhiều nếu giao thông hàng không được tăng cường.
Nếu Việt Nam có thể giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng như quy trình đăng ký kinh doanh, chất lượng cơ sở hạ tầng… Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Xét trên góc độ ngành kinh doanh du lịch, nếu chính sách cấp thị thực được nới lỏng và chi phí xin thị thực được giảm thiểu, lượng khách du lịch sẽ tăng hơn nữa. Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, khi mở rộng danh sách các quốc gia miễn thị thực vào đất nước này, số lượng khách du lịch đã tăng ngoạn mục trong năm đầu tiên.
4. Hiện nay tại thị trường BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn của Việt Nam, ngoài các nhà đầu tư châu Á, đã xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Israel, Nga… Liệu đây có phải là một làn sóng đầu tư mới không?
Là một nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, tôi có thể xem xét đầu tư tại Việt Nam, Singapore, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, khi tôi phân tích và so sánh môi trường đầu tư tại Việt Nam với môi trường đầu tư tại Indonesia hay Malaysia, tôi cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển dài hạn hơn.
Dù không so sánh được với Singapore, Trung Quốc vì những khác biệt rõ ràng về quá trình phát triển và quy mô đầu tư, nhưng trong Đông Nam Á, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh và trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tìm đường phát triển. Nếu có thêm thông tin về môi trường và cách thức kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp cận thị trường này.
Trong tương lai, dĩ nhiên nhiều nhà đầu tư đến từ các châu lục khác sẽ xem xét thị trường Việt Nam. Nhưng khi nào họ chính thức thâm nhập và đầu tư vào thị trường này thì vẫn còn là vấn đề thời gian.
5. Ông có khuyến nghị gì để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư BĐS khách sạn, nghỉ dưỡng hay không?
Nếu có thể khuyến nghị, tôi sẽ đề xuất 3 điều sau:
* Một là việc phổ cập và minh bạch chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài không hiểu về luật pháp và chính sách đầu tư tại Việt Nam.
* Thứ hai, về phương diện BĐS, các nhà đầu tư rất nghi ngại về giá trị đất. Giá đất quá cao cũng là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam trong quá trình thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dù có kinh doanh vận hành tốt đến đâu thì cũng phải một thời gian rất dài mới có thể khấu hao được.
* Thứ ba, Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam nhưng nhiều nhà đầu tư không biết tìm các thông tin này ở đâu. Khắc phục được những điều cơ bản này, Việt Nam sẽ cải thiện được môi trường đầu tư và trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn.
Xin cảm ơn ông!
Việt Nam thu hút đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng tỷ đô
Việt Nam thu hút đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng tỷ đô
Từ khoá : cho thue van phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.