Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Mẫu quảng cáo tai hại của Obamacare

SGTT.VN - Bộ trưởng Y tế Mỹ, bà Kathleen Sebelius, vài ngày qua quay cuồng đầu óc với các phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Đầu tiên là sự trục trặc của website HealthCare.gov khiến hàng triệu người vào website này để đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm y tế thuộc "Đạo luật bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khoẻ hợp túi tiền" (còn gọi là Obamacare) thất vọng.

Quảng cáo Obamacare với trò chơi keg stand.

Đạo luật Obamacare được xem là một nỗ lực cách mạng về cải cách y tế thông qua việc áp dụng một chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc cho người dân Mỹ. Thông qua chương trình, hàng triệu người Mỹ có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, trong khi trước đây họ thường không có đủ tiền để làm điều này. Obamacare, đã có hiệu lực từng phần từ ba năm qua, và đến ngày 1.1.2014 mọi người dân phải có bảo hiểm y tế. Trước Obamacare, 85% dân Mỹ đã có bảo hiểm y tế và số người không có là khoảng 50 triệu.

Obamacare được coi là dấu ấn lớn nhất của ông Barack Obama trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông. Và đây cũng bị coi là nguyên nhân khiến Chính phủ Mỹ rơi vào tình trạng đóng cửa hồi đầu tháng 10, do các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hoà trong Quốc hội từ chối phê chuẩn ngân sách Chính phủ Mỹ đệ trình.

Bà Sebelius đã phải công khai xin lỗi về những trục trặc của HealthCare.gov và hứa đến cuối tháng 11 này, mọi trục trặc sẽ được giải quyết.

Việc thứ hai khiến bà Sebelius bị quay là một quảng cáo về Obamacare rất kỳ cục, mô tả ba gã thanh niên Rob, Zack và Sam đang chơi trò "keg stand", một trò chơi uống bia phổ biến trong văn hoá uống của sinh viên Mỹ. Người uống bia "trồng cây chuối", đứng bằng hai tay trên bom bia, chân được giữ bởi hai người khác, mà miệng hút bia qua chiếc vòi nối với bom bia.

Quảng cáo viết: "Chơi keg stand đã điên rồ rồi. Không có bảo hiểm y tế còn điên hơn. Đừng lấy tiền uống bia để trả cho các hoá đơn y tế đó. Chúng tôi đã trả thay bạn rồi". Quảng cáo mang tính tiêu cực về Obamacare này nằm trong chiến dịch "Got Insurance" nhằm "giáo dục mọi người về quyền lợi của Obamacare". Những người phản đối "dịch" quảng cáo này ra nghĩa: nếu bạn uống bia một cách ngu xuẩn, bạn sẽ được chăm sóc y tế miễn phí tại phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhà.

Hạ nghị sĩ Cory Gardner đã cho in tấm poster quảng cáo này rất lớn, mang đến phiên điều trần hỏi bà Sebelius nghĩ gì về nó, bà Sebelius trả lời: "Tôi không nhìn rõ". Ông Gardner nói: "Đây là trò keg stand của sinh viên, bà đã duyệt mẫu quảng cáo kiểu này?"

"Tôi không nhìn rõ, tôi không biết đó là cái gì và tôi không phê chuẩn nó", bà Sebelius chối. Ngoài mẫu quảng cáo này, còn vài mẫu nữa khá "gai mắt", gây dư luận trong xã hội Mỹ. Obamacare còn vấp phải sự phản đối dài dài.

Từ khoá: chăm sóc sức khoẻ chính phủ mỹ không có bảo hiểm bảo hiểm quảng cáo chế độ bảo hiểm chương trình bảo hiểm bão

Tiêu cực trong đấu thầu: Phải rõ địa chỉ trách nhiệm để xử lý

>> Thẩm mỹ Hàn Quốc

> Doanh nghiệp kiện UBND quận đấu thầu rác

TP - Ngày 30/10, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), một số ĐBQH cho rằng cần chỉ rõ địa chỉ trách nhiệm để xử lý tiêu cực trong đấu thầu.

Đấu thầu thuốc chưa hợp lý, người dân đang chịu thiệt (Trong ảnh: Người dân đang mua thuốc trong bệnh viện).  Ảnh: Ngọc Châu
Đấu thầu thuốc chưa hợp lý, người dân đang chịu thiệt (Trong ảnh: Người dân đang mua thuốc trong bệnh viện). Ảnh: Ngọc Châu.

ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nhấn mạnh lĩnh vực đấu thầu thường có tiêu cực, tham nhũng. Việc đấu thầu mua thiết bị cũ hỏng với giá hàng ngàn tỷ đồng, gây tổn thất ngân sách xảy ra trong thời gian qua, cần được làm rõ trách nhiệm đến cùng.

"Phải làm rõ trách nhiệm ở đây là trách nhiệm thẩm định của chủ đầu tư. Theo điều 72 của dự thảo, chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiệm đến cùng nếu để tiêu cực, thất thoát xảy ra" - Ông Bảo chỉ rõ.

Một vấn đề nóng là đấu thầu thuốc chữa bệnh được ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội), Nguyễn Văn Tiên cùng quan tâm, cho rằng dự thảo cần có quy định đảm bảo lành mạnh trong đấu thầu mặt hàng này.

Theo ĐB Tiên, cần quy định làm sao để việc đấu thầu minh bạch, để người dân đi mua thuốc chữa bệnh cũng yên tâm như mua xi măng, sắt thép. Có như vậy, người dân được lợi và nhà nước cũng không mất cán bộ.

Tuy nhiên, tình trạng giá thuốc hiện nay khiến dân kêu ca do giá đấu thầu thường cao hơn giá thị trường, thậm chí cùng một loại thuốc mà hai bệnh viên giá khác nhau. Đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ quy trình đấu thầu các chủng loại thuốc được bảo hiểm xã hội chi trả. Phải quy rõ trách nhiệm cụ thể là Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Cơ quan thanh toán bảo hiểm và cơ quan này phải tham gia vào quá trình đấu thầu, nhằm tạo sự minh bạch.

"Nếu như giá thuốc đấu thầu quá cao so với thị trường, cơ quan này có quyền không thanh toán. Hiện nay đang có tình trạng giá thuốc cao gấp 2-3 lần trên thị trường, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận, vì mọi thứ đều đúng quy định. Đây là vấn đề cần tháo gỡ" - Ông Tiên phát biểu.

Nguyễn Tuấn

Từ khoá: bão thị trường trách nhiệm quy định bảo hiểm xã hội việt nam bảo hiểm bảo hiểm xã hội thanh toán bảo hiểm dự thảo người dân gia

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Trao tặng 2 mái ấm tình thương cho người nghèo

Hướng tới Kỷ niệm 25 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2014) và 55 năm Ngày truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2014), ngày 29-10, tại ấp An Điền Lớn (xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Bộ Chỉ huy BĐBP TP Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội và chính quyền xã An Hiệp trao tặng mái ấm tình thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh và ông Phạm Văn Chinh (trú ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri).

 

Niềm vui của các thành viên gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh khi nhận Quyết định trao tặng nhà tình thương.

Đây là một trong những hoạt động thường niên, mang ý nghĩa thiết thực, nhân văn sâu sắc của cán bộ, chiến sỹ BĐBP TP Hồ Chí Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội  nhằm góp phần giúp đỡ nhân dân nơi biên giới, hải đảo giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Được biết, hai mái ấm tình thương do BĐBP TP Hồ Chí Minh trao tặng cho hai hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã An Hiệp dịp này có tổng trị giá trên 60 triệu đồng do Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội tài trợ.

Trọng Hoàng

Từ khoá: quân đội công ty cổ phần bảo hiểm cổ phần gia tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội gia đình công ty bảo hiểm quân đội bão công ty cổ phần bảo hiểm

Tuyên truyền hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm

ANTĐ - Nhằm nâng cao ý thức về vấn đề đội MBH cho trẻ em. Sáng 28-10, Ban ATGT thành phố Hà Nội, Sở GD-ĐT Hà Nội và Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, đã tổ chức buổi truyền thông chuyên đề về hướng dẫn đội MBH cho trẻ em tại trường tiểu học Phú La, quận Hà Đông.

ANTĐ

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Bảo hiểm bồi thường vụ cháy nổ Nhà máy Z121

(ĐTCK) Hai công ty bảo hiểm đã nhanh chóng bắt tay vào xác định thiệt hại và thực hiện công tác bồi thường.

    Ước tính số tiền Bảo Việt đã chi trả đến thời điểm hiện tại là hơn 2 tỷ đồng

    Đã hơn 2 tuần kể từ khi xảy ra vụ cháy nổ Kho pháo hoa thuộc Xí nghiệp Thuốc nổ - Pháo hoa, Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - tỉnh Phú Thọ), các nhà bảo hiểm đang cấp tập cho công tác chi trả bảo hiểm. Theo ghi nhận của ĐTCK, có 2 nhà bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho kho pháo hoa này, là Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Quân đội (MIC). Trong đó, Bảo hiểm Bảo Việt tham gia bảo hiểm con người, MIC là nhà bảo hiểm tài sản. 

    Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, tính đến cuối ngày 21/10/2013, tổng số thiệt hại về người trong vụ nổ Nhà máy Z121 là 102 người, trong đó 27 người chết, 75 người bị thương. Như vậy, con số thiệt hại so với số công bố đầu tiên cả về trường hợp bị thương và chết đã tăng thêm 8 trường hợp (thêm 4 công nhân thuộc Z121 bị tử vong do vết thương quá nặng).

    Được biết, Nhà máy Z121 đã tham gia bảo hiểm cho 100% cán bộ, công nhân (3.074 người) tại Bảo Việt Phú Thọ, đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, với mức trách nhiệm bảo hiểm tối đa 20 triệu đồng/người/vụ và phạm vi bảo hiểm kết hợp con người. Theo Bảo Việt, ước tính đến thời điểm hiện tại, Bảo Việt đã chi trả bồi thường cho thiệt hại về người tổng số tiền lên tới hơn 2 tỷ đồng.

    "Do số thương vong là rất lớn, các trường hợp bị thương nằm điều trị tại nhiều cơ sở y tế của tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, nên Bảo Việt Phú Thọ đang khẩn trương phối hợp cùng các bên liên quan (như Nhà máy Z121, người nhà nạn nhân, bệnh viện điều trị) để hoàn tất hồ sơ và thực hiện chi trả bảo hiểm cho các trường hợp còn lại trong thời gian nhanh nhất", đại diện Bảo Việt chia sẻ.

    Riêng đối với xe ô tô Altis của cán bộ Nhà máy (cũng tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt và bị cháy toàn bộ), Bảo Việt Phú Thọ đang cùng chủ xe thu thập hồ sơ. Nhưng do giấy tờ xe đều bị cháy nên việc thu thập hồ sơ sẽ cần thêm thời gian để việc chi trả bảo hiểm được chính xác, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

    Còn với MIC, chia sẻ với ĐTCK ngày 24/10, doanh nghiệp này cho biết đang chờ kết quả điều tra về việc có thiệt hại thêm kho nào nữa hay không. Trước đó, ngay sau khi có thông tin về vụ nổ này, MIC đã có mặt tại hiện trường tiến hành thăm hỏi, động viên tinh thần đồng thời trao 1 tỷ đồng tạm ứng bồi thường thiệt hại tài sản nổ Xí nghiệp sản xuất pháo hoa và 300 triệu đồng tiền hỗ trợ cho gia đình có người thân bị tử vong, bị thương trong vụ nổ. Ngoài ra, MIC cùng với Nhà máy triển khai công tác cấp cứu nạn nhân, hướng dẫn công tác hạn chế tổn thất và đánh giá sơ bộ tổn thất.

    Theo MIC, tài sản ước thiệt hại khoảng 52 tỷ đồng, chủ yếu là tổn thất ở kho thành phẩm pháo hoa, kho nguyên vật liệu sản xuất của Xí nghiệp. Nhà máy Z121 đã tham gia bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm xe cơ giới tại MIC, với tổng giá trị bảo hiểm hơn 100 tỷ đồng. 

    Theo thống kê của Tổng CTCP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), 9 tháng đầu năm nay, tình hình tổn thất vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn đã xảy ra với tần xuất ngày càng dày và nghiêm trọng. Số tiền thực bồi thường của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong 8 tháng đầu năm 2013 ước tính là gần 6.000 tỷ đồng. Tỷ lệ thực bồi thường đạt 67%. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bảo hiểm chưa thoát cảnh thua lỗ triền miên về kinh doanh nghiệp vụ

    Với riêng vụ cháy nổ tại Nhà máy Z121, MIC cho biết, đến nay mới xác định được trách nhiệm bồi thường của MIC là 2,4 tỷ đồng (liên quan đến những thiệt hại về tài sản tại Xí nghiệp 4). Vì vậy, thiệt hại từ vụ cháy này không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh cả năm của MIC.

               

Từ khoá: thiệt hại phi nhân thọ tái bảo hiểm công ty bảo hiểm bảo việt xí nghiệp bảo hiểm con người chi trả bồi thường bảo việt bảo hiểm bảo hiểm xe bảo hiểm xe cơ giới bảo hiểm hỏa hoạn mức trách nhiệm bảo hiểm mức trách nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm nhà máy bão giá trị bảo hiểm gia nghiệp vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm mic bảo hiểm quân đội bồi thường trách nhiệm bảo hiểm vi bảo hiểm bảo hiểm tài sản doanh nghiệp vụ bảo hiểm tham gia bảo hiểm thị trường bảo hiểm hạn chế tổn thất bảo hiểm kết hợp con người bị thương chi trả bảo hiểm bảo hiểm mọi rủi ro phạm vi bảo hiểm bảo hiểm bảo việt tài sản tổn thất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tổng công ty bảo hiểm bảo việt bồi thường thiệt hại nhà bảo hiểm trách nhiệm bồi thường công tác bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng

Đây là chương trình hết sức ý nghĩa được công ty Yamaha Motor Việt Nam cùng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia phối hợp tổ chức.

Ngày 27/10 vừa qua, tại thành phố Hải Phòng, công ty Yamaha Motor Việt Nam phối hợp với Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã tổ chức chương trình Quà tặng Mũ bảo hiểm Yamaha 2013 - Ngày gia đình đi bộ hưởng ứng mũ bảo hiểm trẻ em và trao tặng 14.600 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học của thành phố Hải Phòng.

 

Với thông điệp "An toàn cho em - Tương lai cho đất nước", chương trình đã thu hút hơn 4.000 em học sinh tiểu học cùng bố mẹ mình và các thầy cô giáo tham gia đi bộ cổ động trực quan kêu gọi công đồng cùng cam kết đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy. Cũng tại chương trình, công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trao tặng 14.600 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho các em học sinh tiểu học tại Hải Phòng với mong muốn góp phần tạo thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe gắn máy cho các em học sinh, nâng cao trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con em mình đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, từng bước hình thành "văn hóa giao thông" trong cộng đồng.

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 1

Chương trình thu hút hơn 4.000 em học sinh tiểu học cùng bố mẹ mình và các thầy cô giáo 

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 2

Nhằm kêu gọi cộng đồng cam kết đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy 

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 3

Tham gia chương trình còn có quán quân The Voice Kids 2013 Quang Anh cùng các bạn Trí Dũng, Phúc Nguyên 

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 4

The Voice Kids 2013 Quang Anh - Trí Dũng - Phúc Nguyên tham gia hướng dẫn các bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm đúng cách

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 5

Và biểu diễn cực sung nhằm kêu gọi cộngđồng ủng hộ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em 

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 6

Tại chương trình, Công ty Yamaha Motor Việt Nam cũng tặng 14.600 mũ bảo hiểm cho các em học sinh tại 20 trường tiểu học của Hải Phòng

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 7

Ngày 03/11 tới đây, Yamaha cũng sẽ tổ chức chương trình tương tự tại tỉnh Đắk Lắk và trao tặng 14.875 mũ bảo hiểm cho các em học sinh tiểu học tại đây 

 

Hơn 4.000 người đi bộ ủng hộ mũ bảo hiểm trẻ em tại Hải Phòng 8

Đây là hoạt động cộng đồng thường niên nằm trong Chương trình Quà tặng Yamaha "Chung sức vì thế hệ tương lai", được YMVN tổ chức từ năm 2003. 

Từ khoá: bão hải phòng bảo hiểm cho trẻ em an toàn giao thông gia an toàn học sinh cộng đồng yamaha bảo hiểm trẻ em bảo hiểm cho học sinh giao thông tham gia giao thông bảo hiểm cho trẻ việt nam công ty bảo hiểm

Đến năm 2016, Hà Nội cơ bản không tăng thêm biên chế

(HNM) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 163-KH/UBND thực hiện Kế hoạch số 98-KH/TU của Thành ủy Hà Nội về thực hiện kết luận Hội nghị TƯ 7 (khóa XI) về một số vấn đề cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020.

Theo đó, một trong những giải pháp, nhiệm vụ hàng đầu được UBND thành phố xác định là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối và tinh giản biên chế khu vực hành chính sự nghiệp.

Cụ thể, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền cấp thành phố và cấp huyện theo hướng quy định khung các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND thành phố. Từ nay đến năm 2016, trừ trường hợp lập thêm tổ chức hoặc phát sinh nhiệm vụ mới, cơ bản không tăng thêm biên chế. Thành phố thực hiện nguyên, số công chức được tuyển dụng mới vào công vụ không quá 50% số công chức đã ra khỏi biên chế, 50% biên chế còn lại để bổ sung cho những lĩnh vực cần tăng.

Từ khoá: bảo hiểm xã hội cải cách

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực hết mình để phục vụ nhân dân

Liên quan đến vụ việc 3 cháu nhỏ bị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị và cơ quan điều tra đã có kết luận chính thức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời chia buồn và sự cảm thông sâu sắc tới gia đình 3 trẻ sơ sinh bị tử vong, đồng thời khẳng định đây là một sự việc hi hữu, rất nghiêm trọng và chưa từng xảy ra trong lịch sử 25 năm tiêm chủng ở Việt Nam.  

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Bộ Y tế đã cử ngay một đoàn công tác đến tỉnh Quảng Trị để kết hợp với công an và y tế địa phương tiến hành điều tra. Và ngày 10/10/2013, Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết định khởi tố vụ án do vô ý gây tử vong 3 trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân không phải do vắc xin mà do cán bộ tiêm chủng không thực hiện đúng các kỹ thuật tiêm chủng, dẫn đến tử vong cho các cháu.      

Bộ trưởng mong rằng các bà mẹ tiếp tục mang con đến tiêm chủng vì tương lai của các cháu, đồng thời gửi thông điệp đến những người làm công tác tiêm chủng trong toàn quốc là ngành y tế trong nhiều năm qua đã rất vất vả trong hoạt động bảo vệ, phòng bệnh và giảm tử vong cho hàng triệu trẻ em, nhưng nếu có một chút sơ suất là có thể dẫn đến tử vong và những tai biến rất đáng tiếc. Bởi vậy, người làm công tác tiêm chủng phải làm hết trách nhiệm và đặt an toàn cho các cháu lên trên hết.     

Trước băn khoăn của cử tri về tình trạng phân biệt đối xử giữa người khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế với người khám dịch vụ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, điều này trong ngành y là không chấp nhận được bởi vì chữa bệnh bằng hình thức nào thì cũng đều là bệnh nhân và đều phải khám, chữa bệnh đạt kết quả cao nhất.      

Bộ trưởng cho rằng một trường hợp cá biệt không thể biến thành phổ biến, vì bảo hiểm y tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Cụ thể là theo thống kê năm 2012 có 121 triệu lượt người đi khám bệnh bằng bảo hiểm y tế và tỷ lệ bao phủ bảo hiểm là 68% trong cả nước. Trong tổng số nguồn thu và chi cho khám chữa bệnh trong toàn quốc thì có tới 60-80% tùy theo tuyến là từ bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng khẳng định toàn ngành y tế đang nỗ lực hết mình để thực hiện nhiều giải pháp và hy vọng trong tương lai không xa sẽ có những thay đổi lớn, trước tiên là giảm tải và sau đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Thu Phương    

Từ khoá: ngành y khám chữa bệnh nâng cao chất lượng vi bảo hiểm tử vong bão chữa bệnh bảo hiểm việt nam

Công việc trong mơ

Những công việc như làm ở bảo tàng, công viên, viện nghiên cứu... tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất không dễ chút nào.

Người giúp việc đồng tính

Kín kẽ và sạch sẽ

Toàn hàng giả

1. Lương 100 triệu/tháng:

Làm ở Quốc Tử Giám: Sáng bê rùa đá ra phơi, tối bê vào.

2. Lương 200 triệu/tháng:

Làm ở bảo tàng: Sáng kéo xe tăng ra cho khách tham quan, tối đẩy vào.

3. Lương 300 triệu/tháng: 

Làm ở công ty bia: Đứng làm bia cho bộ đội tập bắn đạn thật.

4. Lương 400 triệu/tháng: 

Bảo hiểm y tế đầy đủ, làm tại sở thú: Sáng đánh răng cho sư tử, trưa tắm cho hổ, chiều lùa cá mập ra biển, tối lùa cá mập về.

5. Lương 500 triệu/tháng:

Thử thuốc trừ sâu cho công ty sản xuất thuốc trừ sâu, thử xong không có phản ứng không được lãnh lương.

6. Lương 1 tỷ/tháng: 

Công việc đơn giản dễ làm, làm tại xưởng cơ khí: Cưa bom hạt nhân, lấy urani, mỗi ngày một quả, xong sớm nghỉ sớm, không quản thời gian.

P/s: Các bạn thích nghề nào?

Ốc Sên(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Nghị sỹ Dân chủ kêu gọi kéo dài đăng ký ObamaCare

10 thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ ngày 25/10 đã gửi một bức thư chung tới Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ con người Mỹ Kathleen Sebelius kêu gọi kéo dài thời hạn đăng ký bảo hiểm theo chương trình ObamaCare do những trục trặc của trang web chính thức của chương trình này đang cản trở quá trình đăng ký của cử tri.

[Cuộc chiến ngân sách tại nước Mỹ sẽ còn kéo dài]

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong bối cảnh trục trặc của trang web healthcare.gov vẫn chưa được giải quyết và các trang web địa phương phải phụ thuộc vào trang web liên bang này, các nghị sỹ đảng Dân chủ kêu gọi xem xét kéo dài thời hạn đăng ký bảo hiểm sau ngày 31/3/2014.

Các nghị sỹ nhấn mạnh việc gia hạn sẽ giúp người dân Mỹ quen hơn với việc đăng ký và có kế hoạch cá nhân phù hợp, đồng thời cho rằng những người không có bảo hiểm sau ngày 31/3/2014 sẽ không thể bị phạt vì lỗi kỹ thuật của trang chủ ObamaCare.

Do lo ngại trục trặc kỹ thuật có thể phá hỏng chương trình ObamaCare và ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào năm 2014 cùng tham vọng của phe Dân chủ lấy lại quyền kiểm soát Hạ viện, Nhà Trắng đã quyết định lùi thời hạn đăng ký mua bảo hiểm y tế thêm 6 tuần, đồng thời tìm mọi cách để đẩy nhanh việc khắc phục sự cố này.

Ông Jeff Zients, cựu Giám đốc Phòng Quản trị và Ngân sách của Nhà Trắng, người vừa được Tổng thống Barack Obama chỉ định hồi đầu tuần phụ trách giám sát việc khắc phục sự cố của trang web ObamaCare, cho biết trang web này sẽ hoạt động tốt vào cuối tháng 11 tới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của số lượng lớn người dân Mỹ.

Theo Trung tâm dịch vụ xã hội Medicare, Medicaid (CMS), tính đến ngày 24/10, đã có gần 700.000 đơn đăng ký chuyển đổi bảo hiểm, trong đó hơn một nửa được thực hiện qua hệ thống website healthcare.gov. Cổng thông tin này cũng là nơi cung cấp việc đăng ký bảo hiểm của 36 bang tại Mỹ.

Đạo luận cải cách y tế ObamaCare đã được Quốc hội Mỹ thông qua và đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng của công chúng. Đạo luật này yêu cầu người dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế chậm nhất là ngày 31/3/2014 và việc nộp đơn đăng ký mua bảo hiểm chậm nhất là ngày 15/2/2014.

ObamaCare là một trong những vấn đề mấu chốt gây bế tắc kéo dài trong "cuộc chiến ngân sách" dai dẳng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa./.

(TTXVN)

Từ khoá: bão bảo hiểm mua bảo hiểm không có bảo hiểm thời hạn đăng ký bảo hiểm

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Chủ tịch Quốc hội: "Một đất nước như thế mà y tế, giáo dục lại xuống cấp"

"Bệnh viện vẫn có 2 giá như giá chữa bệnh tự nguyện, giá chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong giáo dục cũng vậy, giá trường công, giá trường tư là khác nhau. Một đất nước như thế mà cả giáo dục và y tế lại xuống cấp như vậy", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

ĐB Võ Kim Cự (Đoàn Hà Tĩnh) tham gia thảo luận (Ảnh: Xuân Hải)

Sáng 25/10 Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện: Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2014; Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.

ĐB Võ Kim Cự (Đoàn Hà Tĩnh) cho rằng nên đầu tư ngân sách số 1 cho xây dựng giao thông như đường quốc lộ 1A, vì con đường này xuyên suốt từ Bắc - Nam qua rất nhiều tỉnh thành, huyết mạch của đất nước, mang lại sự phát triển kinh tế cho nhiều tỉnh thành phố cũng như sự phát triển xã hội từ Bắc - Nam.

"Về chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên chúng ta cần xem xét lại vì việc đầu tư còn rất dàn trải, cần ưu tiên cho các chương trình lớn, cần điều chỉnh lại 16 chương trình mục tiêu Quốc gia, chú trọng các chương trình trọng điểm như phát triển nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Làm được 3 chương trình này là chúng ta sẽ đảm bảo xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh", ông Cự nhấn mạnh.

Ông Cự cũng băn khoăn, Chính phủ nên dành một phần ngân sách cho một số tỉnh thường xuyên bị bão lụt, các tỉnh nghèo thường xuyên bị lũ lụt. Ví dụ xây trường học kiên cố 2 tầng tại các vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt, vừa để cho các cháu học vừa để khi có lũ lụt để cho nhân dân trú tránh. Bởi vì các tỉnh này đang phấn đấu để thoát nghèo thì gặp cơn bão, lũ tàn phá lại tái nghèo.

Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Lê Phước Thanh (Đoàn Quảng Nam) cho rằng nên đầu tư ngân sách vào các chương trình trọng điểm trong năm 2014. Về vấn đề phân bổ ngân sách  trung ương 2014, ông Thanh cho rằng để tránh bội chi ngân sách thì chúng ta phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng.

Chương trình mục tiêu không nên dàn trải, nếu chúng ta cứ dàn trải mãi thì hiệu quả không cao. Cần tập trung đầu tư để xóa đói giảm nghèo cần tập trung tuy nhiên phải xóa đói giảm nghèo bền vững. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới nên tập trung và giảm thời gian, bên cạnh đó là công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

"Để chương trình mục tiêu quốc gia thực sự hiệu quả, tôi cho rằng công tác quản lý đối với các chương trình mục tiêu này cần giao cho các địa phương để phân cấp quản lý và gắn trách nhiệm này đối với từng cấp từ tỉnh, huyện, xã đối với cụ thể từng chương trình", ông Thanh nhấn mạnh.

ĐB Nguyễn Thị Khá (Đoàn Trà Vinh) cho rằng nên ưu tiên ngân sách để đầu tư phát triển giao thông đặc biệt là nâng cấp tuyến đường quốc lộ 1A - con đường huyết mạch của đất nước, bởi hiện nay lượng phương tiện đi lại rất nhiều nhưng đường nhỏ gây khó khăn.

"Việc phát hành trái phiếu Chính phủ để có vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm là thật sự cần thiết, tuy nhiên theo tôi cần phải tính đến tần suất trả nợ để cân đối cho phù hợp. Bởi việc phát hành trái phiếu Chính phủ đa số thời gian trả nợ là ngắn hạn và trung hạn", bà Khá đề nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Việc phát hành trái phiếu Chính phủ cần phải cân đối để sau con cháu chúng ta trả nợ như thế nào. Chúng ta phải đặt vấn đề phát triển cho phù hợp để cân đối trả nợ. Thực tiễn chúng ta còn nhiều khó khăn, cần phải có bước tính để tăng trưởng bền vững".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cái căn bản nhất của chúng ta sau 30 năm đổi mới là phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần phải làm thế nào để cho số người nghèo giảm dần, điều đó chứng tỏ kinh tế phát triển và cần thiết chúng ta phải tập trung xóa đói giảm nghèo cho người dân. Chúng ta chưa thực hiện một giá nên vẫn còn trường hợp xin - cho, vẫn còn trường hợp chạy dự án. Hiện nay chúng ta phải đi vay để chi đầu tư, toàn phải đi vay để ăn. Hiện nay chúng ta thu không bù chi nên vẫn phải đi vay để đầu tư rồi chi thường xuyên và tiền để trả nợ. Việc phát triển thị trường tài chính, tiền tệ chậm nên vẫn có nguy cơ bị đe dọa. Việc phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, không bao gồm 75 nghìn tỷ đồng đã có trong kế hoạch 2012-2015 sẽ gặp khó, phải tính kỹ là vay nhưng lấy tiền ở đâu để trả nợ.

Từ khoá: kinh tế chính phủ gia phát triển biến đổi khí hậu kinh tế thị trường bão thị trường tài chính phát triển thị trường

BIC sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường

(ĐTCK) Theo kế hoạch đã được công bố, ngày 4/11/2013, Bảo hiểm BIC sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường để bầu thành viên cđộc lập và thay thế một số thành viên HĐQT đại diện phần vốn của BIDV.

    BIC cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2013 với tổng doanh thu đạt 854,365 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 655,871 tỷ đồng, tăng 25,2%.

    Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối tốt so với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn thị trường, ước chỉ đạt khoảng 6%.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, BIC đạt 90,513 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại ở mức 35,5%, tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng trước đó.

Từ khoá: bảo hiểm bic doanh thu phí bảo hiểm tỷ lệ bồi thường phí bảo hiểm

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Bảo hiểm nông nghiệp: Làm sao thoát thế "tiến thoái lưỡng nan"?

(ĐTCK) Tổng giá trị bồi thường luôn vượt xa tổng số phí trong bảo hiểm nông nghiệp.

    Tình thế tiến thoái lưỡng nan của bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là khi ít rủi ro thì nông dân không muốn tham gia, mà rủi ro nhiều thì DN bảo hiểm lại không dám nhận. "Cần có sự tham gia của Nhà nước, có các chính sách hỗ trợ để chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, DN bảo hiểm và người dân", đó là thông điệp nổi bật tại Hội thảo "Giải pháp cho vay nông nghiệp - nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)" vừa qua.

    Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh

     

    Không thể bảo hiểm rủi ro thời tiết

    Tại Hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đánh giá, tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn của hệ thống ngân hàng đã có đóng góp quan trọng trong những thành tựu to lớn của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, những thành tựu này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, bởi những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong quá trình hội nhập, các yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất, chế biến, nguồn gốc chất lượng sản phẩm.

    "Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp nước ta luôn đối mặt với rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh", Thống đốc nhấn mạnh.

    Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực vật An Giang chia sẻ, người nông dân phải đối diện với nhiều khó khăn về vốn; nguồn cung cấp vật tư dồi dào, ổn định, giá hợp lý; đầu ra sản phẩm; khoa học công nghệ. Công ty đã hỗ trợ được hai chuỗi là cung cấp đầu vào và thu mua lúa gạo, như thực hiện hỗ trợ 962 đồng/kg lúa cho nông dân bằng tiền mặt.

    "Chúng tôi có khả năng bảo hiểm rủi ro về cây giống, nhưng không thể bảo hiểm được rủi ro về thời tiết. Rủi ro này ngân hàng phải tính để trừ vào rủi ro cho DN", ông Thòn nói.

    "Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro cho người dân trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Trên thực tế, người nông dân vốn ít, tài sản thế chấp không nhiều, vay vốn chăn nuôi không may gặp rủi ro thì không thể tiếp cận vốn để tái sản xuất và ngân hàng cũng không thể cho vay thêm", ông Trần Văn Phương, Giám đốc Phòng giao dịch Càng Long, Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Trà Vinh nêu quan điểm.

    Trước năm 2011, BHNN đã được thực hiện ở ĐBSCL, nhưng chỉ ở dạng thí điểm và đa phần không thành công. Đến ngày 1/10/2011, BHNN được thực hiện thí điểm theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có ĐBSCL. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng CTCP Bảo Minh và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) được lựa chọn tham gia thí điểm.

    Qua 1 năm triển khai BHNN, tính tới ngày 9/5/2013, tổng giá trị đã giải quyết bồi thường lên tới 458,1 tỷ đồng và giá trị còn phải bồi thường là 41,2 tỷ đồng, vượt xa so với tổng số phí bảo hiểm là 199,4 tỷ đồng. Điều này khiến cho Bảo Minh, Bảo Việt tạm dừng ký hợp đồng bảo hiểm toàn vùng thí điểm trong khi chờ kiểm tra bóc tách các hợp đồng trục lợi bảo hiểm và giải quyết bồi thường các hợp đồng thiệt hại còn lại. Còn Vinare đã phải chịu một khoản lỗ rất lớn là 462 tỷ đồng và gặp nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái bảo hiểm.

    TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cách làm thí điểm BHNN vừa qua chưa ổn, chưa làm trên diện rộng để tính toán đến các sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, BHNN chưa gắn với chính sách tài khóa.

     

    Kiến nghị nhiều giải pháp

    Ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank khuyến nghị: Thứ nhất, cho phép tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

    Thứ hai, có chính sách cổ phần hóa DN nông nghiệp - nông thôn, trong đó cổ đông nông dân góp ruộng đất vào DN, được coi là "cổ phần kim cương", trong trường hợp DN thua lỗ hoặc phá sản thì cổ phần này không mất ruộng đất.

    Thứ ba, mở các nút thắt, tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp - nông thôn.

    Thứ tư, thực hiện chính sách cho thuê đất 100 năm, giúp nông dân và cả nhà đầu tư an tâm sản xuất - kinh doanh hơn.

    Thứ năm, có cơ chế kích thích bảo hiểm và bảo hiểm từ thiện vốn vay nông nghiệp - nông thôn.

    Thứ sáu, để kích thích phát triển nông nghiệp - nông thôn, nên ưu đãi thuế cho các DN kinh doanh cánh đồng mẫu lớn và các DN tham gia chuỗi giá trị sản xuất - kinh doanh nông nghiệp - nông thôn.

    TS. Nguyễn Đức Hưởng cho biết, LienVietPostBank sẽ triển khai Đề án 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp - nông thôn có bảo hiểm lãi suất dành cho khu vực ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2015. Số tiền lãi được bảo hiểm dự kiến đến hết năm 2015 là hơn 800 tỷ đồng. Các đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay của Đề án sẽ được Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đứng ra bảo hiểm miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay. Theo đó, PTI sẽ thay khách hàng vay vốn trả lãi suất cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn khách quan (thiên tai, bị tai nạn, thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong).

    Để đảm bảo cho khoản bảo hiểm này, ngay trong ngày ký hợp đồng hợp tác bảo hiểm, PTI sẽ ký quỹ 10 tỷ đồng tại LienVietPostBank.

    Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cần nhanh chóng tháo gỡ những "nút thắt" về chính sách, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ. DN cần đặt hàng ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất với điều kiện sản phẩm đúng chất lượng, đúng hạn, đúng giá. Người nông dân cần hợp tác sản xuất để tạo vùng nguyên liệu chuyên canh có định hướng theo hợp đồng. Với mô hình liên kết "bốn nhà", cần tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian cung ứng.

    PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM nhận định, sau quá trình thí điểm BHNN, cần thực hiện đánh giá rủi ro. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến bảo hiểm, tái bảo hiểm, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Cần thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, đặc biệt trong chất lượng giám định tổn thất và giải quyết bồi thường, quản lý rủi ro, tái bảo hiểm, phòng chống trục lợi bảo hiểm.     

    >> Bảo hiểm nông nghiệp nặng gánh rủi ro

    >> "Đất cằn" bảo hiểm nông nghiệp

    >> Bảo hiểm nông nghiệp cũng phát sinh dấu hiệu trục lợi

Từ khoá: chất lượng tái bảo hiểm pti bảo hiểm bưu điện nông dân lĩnh vực bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm đồng bảo hiểm công ty bảo hiểm khó khăn bồi thường trục lợi bảo hiểm bảo hiểm rủi ro phí bảo hiểm bão bhnn nông thôn người nông dân chính sách giám định tổn thất thương tật vĩnh viễn tổng công ty bảo hiểm bảo việt bảo hiểm nông nghiệp công ty chất lượng sản phẩm kinh doanh đánh giá rủi ro hợp đồng chính sách bảo hiểm bảo hiểm pti gia thiên tai bảo hiểm bảo việt công ty bảo hiểm bảo việt biến đổi khí hậu nông nghiệp bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhà nước giải quyết bồi thường hợp đồng bảo hiểm công ty tái bảo hiểm giải quyết thí điểm ngân hàng cổ phần quản lý nhà nước sản phẩm

Trách nhiệm và khẩn trương chi trả bảo hiểm trước thiệt hại của Nhà máy Z121, Phú Thọ

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt:

PV.

Trách nhiệm và khẩn trương chi trả bảo hiểm trước thiệt hại của Nhà máy Z121, Phú Thọ

Hiện trường vụ cháy nổ pháo hoa tại nhà máy Z121, tỉnh Phú Thọ. Nguồn: internet

Theo thông tin thu thập được trong quá trình triển khai công tác bồi thường, tính đến thời điểm cuối ngày 21/10/2013,  tổng số người bị chết là 27 người, 75 người bị thương. Như vậy con số thiệt hại so với số công bố đầu tiên cả về trường hợp bị thương và chết đã tăng là 08 trường hợp (thêm 04 công nhân nữa thuộc Z121 bị tử vong do vết thương quá nặng).

Tới thời điểm này, tức là sau hơn 10 ngày kể từ ngày vụ cháy nổ xảy ra, Công ty Bảo Việt Phú Thọ - đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, cũng là đơn vị nhận bảo hiểm cho trên 3.000 công nhân Nhà máy Z121, đã chi trả bảo hiểm cho tất cả các trường hợp bị tử vong với mức trách nhiệm bảo hiểm tối đa là 20 triệu đồng/trường hợp. Công ty cũng đồng thời tạm ứng và hỗ trợ cho những công nhân bị thương nằm điều trị tại Bệnh viện Phú Thọ và một số bệnh viện tại Hà Nội (Việt Đức, Viện bỏng Quốc gia, Bệnh viên Quân y 103).

 Do số thương vong là rất lớn, các trường hợp bị thương nằm điều trị tại nhiều cơ sở y tế của tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, nên Công ty Bảo Việt Phú Thọ đang khẩn trương phối hợp cùng các bên liên quan (như Nhà máy Z121, người nhà nạn nhân, bệnh viện điều trị) để hoàn tất hồ sơ và thực hiện chi trả bảo hiểm cho các trường hợp còn lại trong thời gian nhanh nhất và thích hợp nhất.

Đối với xe ô tô Altis của cán bộ Nhà máy đã được bảo hiểm và bị cháy toàn bộ, Bảo Việt Phú Thọ đang cùng chủ xe thu thập hồ sơ. Do giấy tờ xe đều bị cháy nên việc thu thập hồ sơ sẽ cần thêm thời gian để việc chi trả bảo hiểm được chính xác, khẩn trương, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, Bảo Việt luôn giữ trọn "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền", đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm; cũng như đảm bảo sự phát triển ổn định ngay cả trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Đối với lĩnh vực bảo hiểm, Bảo Việt luôn luôn đi đầu và giữ vai trò dẫn dắt thị trường trên mọi phương diện.

Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng là đơn vị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội do Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó, hoạt động tích cực và đóng góp lớn vào chính sách an sinh - xã hội của đất nước.

Từ khoá: bão người tham gia bảo hiểm nền kinh tế nhà máy tổng công ty bảo hiểm bảo việt chi trả bảo hiểm công ty bảo hiểm bảo việt công nhân công ty bảo hiểm bị thương công tác bồi thường mức trách nhiệm công ty trách nhiệm bảo hiểm công ty bảo việt bảo hiểm bảo hiểm bảo việt bệnh viện tham gia bảo hiểm mức trách nhiệm bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm bảo việt

Phấn đấu 80% dân số được tham gia BHYT

Ngày 22.10, BHXHVN đã tổ chức hội thảo "Quản lý thuốc khám chữa bệnh BHYT" để quản lý và khai thác thuốc có hiệu quả đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan.

Qua hơn 20 năm thực hiện chính sách BHYT ở VN đến nay đã có hơn 60 triệu người, chiếm 70% dân số cả nước tham gia BHYT.

Với mức đóng bình quân khoảng 30USD/năm, hàng nghìn bệnh nhân nặng, bệnh mạn tính được chi trả hàng chục triệu đồng viện phí. Trong đó, toàn bộ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người nghỉ hưu và nhóm yếu thế đều được hưởng chính sách BHYT.

Riêng năm 2012, Quỹ BHYT đã chi trả cho trên 121 triệu lượt người bệnh với trên 32.000 tỉ đồng. Quỹ BHYT đã thực sự trở thành nguồn tài chính công quan trọng cho công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Hội thảo đã có nhiều ý kiến, giải pháp thiết thực được đưa ra để tiếp tục hoàn thiện chính sách BHYT tại VN và công tác quản lý thuốc BHYT.   

Từ khoá: chính sách khám chữa bệnh

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Liberty khuyến mại khách mới đến 3 triệu đồng

(ĐTCK) Các khách hàng lần đầu tiên mua bảo hiểm ô tô trực tuyến là người được hưởng ưu đãi này.

    Tin từ Công ty bảo hiểm Liberty cho biết, Liberty đang có ưu đãi lên đến 3.000.000 đồng dành cho các khách hàng lần đầu tiên mua bảo hiểm ô tô trực tuyến tại www.LibertyInsurance.com.vn, hoặc qua Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 24/7 OneCall 1800 599 998.

    Theo đó, tùy theo mức phí bảo hiểm, khách hàng sẽ được tặng phiếu xăng hoặc phiếu mua hàng Big C có giá trị từ 500.000 đến 3.000.000 đồng. Chương trình khuyến mãi này chỉ dành cho những hợp đồng được phát hành trước ngày 23/12/2013 và thanh toán đủ phí trước ngày 23/01/2014.

    Được biết, ngay từ giữa năm 2008 Liberty đã cung cấp dịch vụ bán bảo hiểm qua số điện thoại miễn cước 1800 599 998 và là công ty BH đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ bảo hiểm trực tuyến từ tháng 8/2010. Ngoài cách liên hệ với Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 24/7 bằng điện thoại, chat, hay email, khách hàng của Liberty còn có thể kiểm tra thông tin hợp đồng, khai báo tổn thất, và đặt lịch sửa chữa chỉ bằng cách nhấp chuột.

Từ khoá: dịch vụ công ty bảo hiểm liberty khách hàng trực tuyến mức phí bảo hiểm phí bảo hiểm chương trình khuyến mại dịch vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm vụ bảo hiểm trung tâm dịch vụ khách hàng bảo hiểm bảo hiểm liberty liberty mua bảo hiểm bão bán bảo hiểm

PTI "Nam tiến" và bổ nhiệm thêm lãnh đạo

(ĐTCK) Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) vừa công bố Quyết định bổ nhiệm Ông Trần Thanh Hải giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Bảo hiểm Hàng hải - đại diện của Ban tại khu vực phía Nam và Ông Nông Văn Hướng giữ chức vụ Phó Giám đốc PTI Sài Gòn.

    Đại diện PTI cho biết, khu vực kinh tế phía Nam được đánh giá là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, tập trung nhiều dự án công nghiệp, giao thông, hạ tầng, sản xuất...thích hợp cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. Chính vì vậy, chủ trương "Nam tiến", thúc đẩy hoạt động kinh doanh khu vực phía Nam tương xứng với tiềm năng phát triển của địa bàn cũng đã được Lãnh đạo PTI đặt ra trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015.

    Hiện thực hóa chủ trương này từ tháng 10/2012, Văn phòng Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Khu vực Phía Nam (gọi tắt Văn phòng II) ra đời nâng tổng số các đơn vị thành viên của Tổng công ty lên 29 đơn vị nhằm hiện thực hóa chủ trương "Nam Tiến", đáp ứng phương châm 3 tại chỗ: điều hành tại chỗ, hỗ trợ kinh doanh và giải quyết bồi thường tại chỗ, quyết định tại chỗ.

    Đến nay, đại diện Ban Tổng giám đốc, Ban Phát triển kinh doanh và hầu hết các ban nghiệp vụ của Tổng công ty được biên chế tại Văn phòng II đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, hỗ trợ, thúc đẩy kinh doanh kịp thời cho các địa bàn trong khu vực.

     

Từ khoá: giám đốc công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện chiến lược phát triển phát triển pti công ty cổ phần bảo hiểm tổng giám đốc văn phòng bảo hiểm hàng hải bảo hiểm ngành bảo hiểm bán bảo hiểm công ty cổ phần giải quyết bồi thường bảo hiểm bưu điện bão tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện kinh doanh công ty

Xin giúp đỡ hai phụ nữ nghèo bệnh nặng

PN - * Tháng 4/2012, chị Thái Thị Phương, 44 tuổi, ngụ tại xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phát bệnh ung thư vú, đã phẫu thuật đoạn nhũ, hiện vẫn đang điều trị tại BV Ung Bướu.

 

Thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, vợ chồng chị Phương làm nghề đánh cá thuê nuôi hai con đi học. Cuộc sống vốn thiếu trước hụt sau nên từ ngày chị Phương phát bệnh, gia đình càng thêm túng bấn; con trai chị phải nghỉ học theo cha đi biển kiếm thêm tiền giúp mẹ trị bệnh. Thời gian đầu không có BHYT, gia đình phải vay mượn trên 30 triệu đồng để lo chi phí phẫu thuật và hóa trị cho chị, đến nay vẫn chưa trả nổi.

* Chị Nguyễn Thị Thành, 45 tuổi, ngụ tại xã Trường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long mắc bệnh ung thư vú, hiện đang hóa trị tại BV Ung Bướu. Hoàn cảnh của chị rất khó khăn, các con có gia đình riêng, làm thuê làm mướn; vợ chồng chị thì mò cua bắt ốc đắp đổi qua ngày. Dù có BHYT, nhưng phần còn lại của mỗi toa thuốc phải đóng, tiền xe cộ đi lại... chị cũng không thể lo được vì quá khó khăn. 

Mọi đóng góp của bạn đọc hảo tâm xin gửi đến Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3 TP.HCM; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: BÁO PHỤ NỮ TP.HCM, số 007.100.1049165 Ngân hàng Ngoại thương VN - Chi nhánh TP.HCM; chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay, giúp hai chị chữa bệnh. Xin trân trọng cảm ơn!

 Phòng CTBĐ

Từ khoá: chi phí phẫu thuật gia đình gia

Mở rộng khám chữa bệnh bằng đông y

ANTĐ - Hội đông y thành phố Hà Nội cho biết, trong quý III - 2013, Hội đã khám chữa bệnh cho khoảng 550.000 lượt người, trong đó có trên 80.000 lượt người được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt...). 

Ngoài ra, Trung tâm thừa kế ứng dụng Đông y Hà Nội trực thuộc Hội Đông y TP Hà Nội đã khám chữa bệnh cho trên 1.500 lượt bệnh nhân có thẻ BHYT và tự nguyện. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng y học cổ truyền ở tuyến cơ sở.

Nguyễn Phan

Từ khoá: chăm sóc sức khoẻ khám chữa bệnh

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

VietinBank tôn vinh "một nửa thế giới"

(GDVN) - Hội nghị tri ân khách hàng nữ nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 do VietinBank tổ chức diễn ra tại Tp.HCM và Hà Nội trong hai ngày 17 và 18/10/2013 vừa qua.

Với chủ đề "Phụ nữ - Quyền lực mềm", tại cả hai miền Nam Bắc, Hội nghị tri ân khách hàng nữ của VietinBank được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Hơn 300 khách hàng nữ thân thiết của VietinBank đã tới tham dự sự kiện này. 

Đặc biệt, tại Tp.HCM, bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước đã đến tham dự Hội nghị. Tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bà Phạm Phương Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đến tham dự chương trình. 

Chia sẻ về những thành tựu của VietinBank trong 25 năm qua, Phó Tổng Giám đốc thường trực VietinBank, ông Nguyễn Văn Du cho biết: VietinBank luôn là ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng - phát triển, VietinBank luôn là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh và chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

Phó Tổng Giám đốc VietinBank Nguyễn Văn Du phát biểu tại Hội nghị.

Sau 4 năm thực hiện cổ phần hóa, VietinBank đã đổi mới mạnh mẽ, không ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, mở rộng mạng lưới hoạt động cả trong nước và nước ngoài, chủ động, tích cực hội nhập, cổ phần hóa mạnh mẽ và đã thành công trong việc hợp tác quốc tế với sự tham gia của nhiều đối tác chiến lược. VietinBank cũng là doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước.

Với những nỗ lực đó, năm 2013, VietinBank đã vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, các tổ chức uy tín trong và ngoài nước bình chọn, trao tặng. Trong hai năm liên tiếp, 2012 và 2013, VietinBank là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong TOP 2.000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu theo bình chọn của Tạp chí uy tín Forbes. VietinBank cũng nằm trong Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới ngành ngân hàng với sức mạnh thương hiệu A+, là ngân hàng Việt Nam duy nhất vào Top 10 ngân hàng thế giới có giá trị thương hiệu tăng cao nhất theo công bố của Tạp chí tài chính - ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới The Banker.

Ông Nguyễn Văn Du nhấn mạnh: Để VietinBank đạt được những thành tựu đó, không thể không kể tới sự tin tưởng, hỗ trợ và đồng hành của các quý khách hàng, trong đó có các khách hàng nữ thân thiết đã luôn tin yêu, gắn bó và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank. 

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Du đã gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự ủng hộ và đồng hành đó, đồng thời, mong muốn được tỏ lòng ngưỡng mộ về sự nỗ lực của các chị để đạt được những thành công trong sự nghiệp cũng như đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Tọa đàm tại Tp.HCM với vợ chồng Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần và chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai.

Thông qua hội nghị, bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của đơn vị mình, các Công ty thành viên của VietinBank như: Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva cũng mong muốn gửi tặng khách hàng những món quà tri ân ý nghĩa và thú vị. 

Các phần quà đặc biệt của chương trình qua bốc thăm ngẫu nhiên cũng đã tìm được các chủ nhân may mắn. Tại Tp.HCM, giải đặc biệt là 1 dây chuyền thương hiệu Dorgay Paris trị giá 40 triệu đồng đã được trao tặng cho khách hàng Huỳnh Thị Diệu, Phó Ban Tài chính - Kế toán, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam. Tại Hà Nội, giải đặc biệt là bộ trang sức dây chuyền và hoa tai thương hiệu Dorgay Paris cũng đã tìm được chủ nhân,  là chị Trịnh Thị Luận - khách hàng của chi nhánh Hà Nội.

Từ khoá: gia sản phẩm công ty quản lý quỹ chủ tịch nước ngân hàng tri ân khách hàng trương mỹ hoa tổng giám đốc doanh nghiệp thế giới khách hàng quản lý quỹ bão vietinbank công ty công ty bảo hiểm phát triển công ty bảo hiểm nhân thọ đối tác chiến lược quá trình xây dựng bảo hiểm nhân thọ thương hiệu sự tin tưởng việt nam dịch vụ

Gần 1.130 ý kiến, kiến nghị cử tri cả nước gửi tới QH

Chuẩn bị kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 1.129 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp đã có nhiều nỗ lực và giải pháp nhằm khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia, mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước trong giai đoạn có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.

Nhiều vấn đề cử tri và nhân dân kiến nghị tại kỳ họp thứ năm đã được Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nhà nước tiếp thu và giải quyết như triển khai nhiều giải pháp tích cực có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân; kịp thời hỗ trợ ngư dân bám biển, bám ngư trường, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đáng giá hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, cử tri và nhân dân mong muốn tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước tập trung vào năm nội dung cơ bản về: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai; sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; tình hình an toàn giao thông và giao thông vận tải; phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Quan tâm về sửa đổi Hiến pháp, Luật đất đai

Cử tri và nhân dân bày tỏ mong muốn Quốc hội chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp cần được kế thừa; những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục khẳng định. Đó là, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Về Dự án Luật đất đai (sửa đổi), nội dung được đông đảo cử tri quan tâm và kiến nghị là vấn đề thu hồi đất. Tán thành cao quy định về thu hồi đất với trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng, tuy nhiên, nhiều ý kiến còn băn khoăn đối với mục đích phát triển kinh tế-xã hội. Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có quy định chặt chẽ bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư khi thu hồi đất.

Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả cho nông dân

Cử tri và nhân dân cho rằng, trong 9 tháng năm nay, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra. Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân như cung cấp giống chất lượng cao, vay vốn hoặc trợ giá mua máy móc nông nghiệp, cung cấp thông tin về giá cả và thị trường để người nông dân có định hướng sản xuất phù hợp và nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.

Năm 2014, Quốc hội, Chính phủ cần tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán phân bón, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc giả; hỗ trợ đào tạo nghề hiệu quả hơn cho nông dân; tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như thủy lợi, đường giao thông, điện, nước; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá; hướng sản xuất nông nghiệp tới xuất khẩu. Nhà nước cần có chính sách để người nông dân không bỏ ruộng; triển khai mạnh các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Thời gian qua, đời sống người dân một số địa phương gặp khó khăn do thiên tai, nhất là các tỉnh miền Trung và một số nơi như Cà Mau, Lào Cai. Đặc biệt, các cơn bão số 10, số 11 đổ bộ vào khu vực miền Trung vừa qua đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, Chính phủ, các bộ ngành và toàn xã hội cần có biện pháp kịp thời, thiết thực, giúp nhân dân, chính quyền các địa phương sớm khắc phục hậu quả sau bão. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm tăng cường công tác bảo vệ rừng, công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão; quản lý chặt chẽ và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan trong việc đảm bảo chất lượng công trình và an toàn các hồ chứa nước, đập thủy điện, nhất là ở khu vực miền Trung, tránh tình trạng nhân dân vừa phải chịu bão, lũ vừa phải chịu ảnh hưởng do xả lũ gây úng ngập. Các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực dự báo sớm bão, lũ và các hiện tượng thiên tai khác để kịp thời ứng phó.

Đánh giá cao sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với cách mạng, cử tri và nhân dân cho rằng phong trào Đền ơn đáp nghĩa với những hoạt động thiết thực trên phạm vi cả nước đã phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương còn tồn đọng các trường hợp chưa giải quyết chính sách đối với người có công, nhất là lực lượng thanh niên xung phong, người chiến đấu và hoạt động ở vùng có chất độc da cam chưa được giải quyết dứt điểm; một số chế độ chính sách giữa các đối tượng người có công còn bất cập, chưa công bằng.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các cấp, các ngành kiểm tra, rà soát nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng về thực hiện chính sách người có công, đặc biệt là thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam, người tham gia hoạt động bí mật, công tác quy tập hài cốt các liệt sỹ...

Cử tri và nhân dân cũng băn khoăn, lo lắng về việc thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội còn chưa thật chặt chẽ, chưa bảo đảm an toàn quỹ. Tình trạng vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận nhưng việc xử lý chưa triệt để, gây thiệt hại lâu dài cho người lao động. Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần sớm sửa đổi pháp luật về bảo hiểm xã hội cho phù hợp, tăng cường quản lý nhà nước về việc đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động; đổi mới cơ chế thu, chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm quỹ tăng trưởng bền vững; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế

Cử tri và nhân dân hoan nghênh một số kết quả và tiến bộ đạt được gần đây của ngành y tế cũng như việc tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số quy hoạch, chiến lược, đề án quan trọng đến 2020 của ngành y tế; tăng cường việc kiểm tra công tác chuyên môn, kịp thời xử lý một số sai phạm của các đơn vị. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cũng chỉ ra rằng, thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc trong nhân dân xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện và sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng ngành y tế dẫn đến một số vi phạm nghiêm trọng.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, chính quyền các địa phương làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những vi phạm của từng cơ quan, cá nhân trong từng cấp quản lý; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, quản lý, lưu thông thuốc chữa bệnh, giá thuốc; nâng cao y đức trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngành y tế cần triển khai quyết liệt hơn các giải pháp giảm quá tải ở các bệnh viện.

Cử tri và nhân dân hoan nghênh Chính phủ, các địa phương đã chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn có kết quả việc nhập lậu, tiêu thụ gia cầm trái pháp luật, khuyến khích chăn nuôi gia cầm trong nước phát triển. Tuy nhiên về tổng thể, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành nỗi lo thường trực của người dân trước tình trạng sử dụng hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc trong bảo quản thực phẩm; tình trạng tiêu thụ sản phẩm thiu thối, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch, bệnh... Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, khả thi, hiệu quả; xử lý nghiêm và công bố công khai người vi phạm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi diễn ra ngày càng trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của người dân, cử tri và nhân dân kiến nghị cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc buông lỏng quản lý về môi trường; tăng mức xử phạt và xử lý nghiêm các cá nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp có hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

Cần quan tâm quy hoạch, quản lý chất lượng các công trình giao thông

Thời gian qua, tình hình ùn tắc và mất trật tự, an toàn giao thông đã từng bước được khắc phục, nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở hạ tầng giao thông đã từng bước được cải thiện. Cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng mất trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn là một vấn đề nhức nhối, nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng với số lượng người thương vong lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc quản lý Nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương, đối với các doanh nghiệp vận tải và việc đào tạo, sát hạch lái xe còn nhiều vấn đề bất cập; việc kiểm tra, kiểm soát về an toàn giao thông còn chưa chặt chẽ; việc nhồi nhét khách và chở quá tải vẫn diễn ra thường xuyên nhưng xử lý còn hạn chế.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành hữu quan và chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa việc quy hoạch, quản lý chất lượng các công trình giao thông; xử lý nghiêm việc xe quá tải phá hỏng đường; kiểm tra chặt chẽ việc đào tạo và sát hạch lái xe; xử lý nghiêm, kể cả đình chỉ, rút giấy phép các cơ sở vi phạm; xử phạt nghiêm khắc những người cố tình vi phạm luật lệ giao thông; giải quyết dứt điểm tình trạng nhồi nhét khách, chở quá tải và lộn xộn tại nhiều bến xe hiện nay. Đồng thời, cần thống kê, phân loại các công trình giao thông thi công dở dang, ưu tiên vốn để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm, thật sự cần thiết.

Xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn

Thể hiện sự quan tâm, hoan nghênh việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, giám sát, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp vừa qua, cử tri và nhân dân hy vọng trong thời gian tới công tác phòng, chống tham nhũng sẽ có những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), đáp ứng niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Cử tri cho rằng, trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Việc tự phát hiện và phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn rất hạn chế; vẫn còn tình trạng lạm dụng xử lý kỷ luật hành chính để không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, bỏ lọt tội phạm. Cử tri và nhân dân kiến nghị cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện, đặc biệt là với 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cử tri, nhân dân kiến nghị Chính phủ có những quy định cụ thể hơn về chính sách và yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng lãng phí lớn trong đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng như sân vận động, nhà thi đấu, bến cảng, chợ, trung tâm thương mại. Đồng thời, có hình thức bảo vệ và khen thưởng thích đáng hơn đối với những người phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí.

Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri

Cùng với những kiến nghị của cử tri và nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, có báo cáo rõ hơn cho Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước về: Kết quả công tác dạy nghề và việc khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác đào tạo nghề 2012-2013; kết quả 3 năm thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; việc thương lái nước ngoài thu mua nông sản mang tính lũng đoạn thị trường gây ra nhiều thiệt hại cho nông dân...

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng rà soát việc thực hiện chính sách người có công trong cả nước, tập trung cao nhất cho việc giải quyết đúng chính sách người có công cho các đối tượng chưa được hưởng đầy đủ các chính sách người có công hiện hành là một quyết định có ý nghĩa to lớn.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với chức năng giám sát xã hội cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện việc tổng rà soát này, báo cáo kết quả cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố và Chính phủ, Quốc hội vào cuối năm 2015.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ tích cực tham gia thực hiện chương trình hoạt động giám sát năm 2014 của Quốc hội, đặc biệt là nội dung giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri./.

Phúc Hằng (TTXVN)

Từ khoá: xử lý nghiêm pháp luật bão ngành y bảo hiểm lợi ích người dân hiệu quả hạn chế kiểm tra tai nạn giao thông kinh tế thị trường bảo hiểm xã hội quy định việt nam sản xuất nông nghiệp đào tạo công trình khắc phục hậu quả kết quả người nông dân doanh nghiệp vận tải quan tâm thị trường gia đối tác chiến lược nhà nước chính sách thiệt hại chính phủ xử phạt nghiêm khắc người lao động giải pháp khó khăn an toàn giao thông bệnh viện môi trường lợi ích hợp pháp quản lý quỹ chất lượng cao quỹ bảo hiểm phát triển đồng bảo hiểm quản lý nhà nước phòng chống giải quyết khắc phục an toàn doanh nghiệp nông thôn khám chữa bệnh chất lượng tiêu thụ giao thông nghiêm trọng trái pháp luật nền kinh tế diễn biến phức tạp xây dựng phức tạp nông nghiệp trách nhiệm vi phạm nông dân triển khai

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm tăng lên gần 53%

VOV.VN -Quỹ phòng chống Thương vong châu Á sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan đưa tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm tăng lên 80%.

Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Ủy viên Thường trực Ban An toàn Giao thông thành phố, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: chiến dịch "Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm" đã đưa tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi ra đường tăng từ 9,1% lên 52,7%, cao nhất trong cả nước, góp phần giảm tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông ở trẻ em.

Chiến dịch do Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục-Đào tạo và Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Hà Nội phối hợp với Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á triển khai tại Hà Nội.

Chiến dịch được phát động từ năm 2011 nhằm cải thiện tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em.

Được biết, trong giai đoạn 3 của dự án, Quỹ phòng chống Thương vong châu Á sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan và tiến hành nhiều hoạt động truyền thông thiết thực hơn nữa nhằm tăng tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông lên 80%.

Theo đó, giai đoạn 3 của chiến dịch tại Hà Nội khởi động từ đầu tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 12/2013. Trong chiến dịch, phim tuyên truyền "Khi con lớn lên" và phim tài liệu "Nỗi đau không của riêng ai" tiếp tục được phát sóng trên các Đài Truyền hình quốc gia và địa phương, lắp đặt pa-nô tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; bổ sung thêm 68 pa-nô mới tại các trường tiểu học, đưa tổng số pa-nô tại cổng trường và điểm công cộng lên đến 155./.

Theo Hải Châu/CAND

Từ khoá: phòng chống bão bảo hiểm cho trẻ tham gia giao thông bảo hiểm cho trẻ em giao thông đường bộ an toàn giao thông bảo hiểm chiến dịch tai nạn giao thông giao thông thương vong

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Tìm thấy 40 thi thể trong vụ rơi máy bay Lào

>> Thẩm mỹ Hàn Quốc

>Clip: Tai nạn máy bay thảm khốc ở Lào

> Xác định 2 nạn nhân Việt ở vụ tai nạn máy bay tại Lào

>Hình ảnh tìm kiếm nạn nhân vụ rơi máy bay ở Lào

>Vụ rơi máy bay Lào: Tìm thấy thi thể 3 người Việt

> Tin nhắn của nữ tiếp viên Lào trước chuyến bay định mệnh

Đến ngày 19/10, cơ quan chức năng Lào đã tìm kiếm được 40 thi thể nạn nhân vụ tai nạn rơi máy bay tại Pakse hôm 16/10 vừa qua.

 

Đội thợ lặn của lực lượng cứu hộ Thái Lan cùng hỗ trợ tìm kiếm xác nạn nhân
Đội thợ lặn của lực lượng cứu hộ Thái Lan cùng hỗ trợ tìm kiếm xác nạn nhân. Ảnh: AFP

Ngay từ sáng sớm nay, các lực lượng cứu nạn phối hợp Lào - Thái đã tích cực quần thảo dọc sông Mê Kông qua nhiều đoạn sông nước sâu nghi vấn có xác máy bay trôi. Một số đoạn sông được lực lượng cứu nạn cùng với người dân địa phương có kinh nghiệm tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được xác chiếc máy bay bị văng xuông sông.

Đến 17 giờ chiều nay (19/10) nhà chức trách Lào đã tìm được 40 thi thể và một số bộ phận cơ thể của nạn nhân. Bên cạnh việc tích cực tìm kiếm các nạn nhân còn lại, các cơ quan chức năng đã tiến hành các thủ tục cho thân nhân nạn nhân tổ chức đón và mai táng người bị nạn.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Champassak, Hội người Việt Nam tỉnh Champassak và các cơ quan liên quan của Việt Nam tại Lào đã kịp thời thăm hỏi động viên các gia đình Việt kiều có người thân bị nạn cũng như tham gia lễ tang cùng bà con theo phong tục địa phương.

Bảo hiểm Lào - Việt bảo hiểm cho vụ tai nạn Lao Airlines

Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) - là công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) - sẽ thực hiện các thủ tục đền bù cho vụ tai nạn máy bay của Lao Airlines.

Hãng hàng không quốc gia Lào (Lao Airlines) có tham gia mua bảo hiểm tại LVI cho hầu hết các máy bay trong đội bay với các loại hình bảo hiểm: thân máy bay, phụ tùng thay thế, trách nhiệm người thứ ba (bao gồm cả hành khách, phi hành đoàn, hành lý, hàng hóa ký gửi,...).

Trước mắt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (cổ đông sáng lập của BIC) đã hỗ trợ 1.000 USD cho mỗi gia đình các thành viên phi hành đoàn (phi công, tiếp viên, kỹ thuật). (Theo Báo Đầu tư)

TheoVOV

Từ khoá: gia bão mua bảo hiểm bảo hiểm lào việt bảo hiểm máy bay tổng công ty bảo hiểm bidv bảo hiểm bidv người thứ ba công ty bảo hiểm bidv tai nạn việt nam nạn nhân công ty bảo hiểm

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Bàn giải pháp cho vay nông nghiệp có bảo hiểm lãi suất

VOV.VN -Hội thảo góp phần triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Sáng nay, tại Kiên Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Báo Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tổ chức Hội thảo "Giải pháp cho vay nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại Đồng bằng sông Cửu Long".

Hội thảo nhằm thảo luận và hướng tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, góp phần cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của nền kinh tế đất nước.

Trong sản xuất nông nghiệp, nước ta luôn đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; đối mặt với những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong quá trình hội nhập, đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất, chế biến, nguồn gốc chất lượng sản phẩm; đối mặt với các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu;...

Việc thiết kế và phối hợp chính sách như chính sách quy hoạch phát triển theo ngành, vùng còn không theo kịp sự phát triển; sản xuất còn mang nặng tính tự phát, theo phong trào; chính sách phát triển chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn bất cập; sự gắn kết của 4 nhà (nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ, ngân hàng) còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong nhiều năm trở lại đây liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân trong 5 năm kể từ khi có nghị quyết 26 về tam nông đạt khoảng 18%. Tăng trưởng tín dụng bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong 3 năm từ 2010 - 2012 đạt  gần 25%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến cuối tháng 8/2013, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 650.000 tỷ đồng, tăng 15,75%  so với cuối năm 2012.  

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận đưa ra các giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, sạch, bền vững. Tập trung thảo luận để hướng tới hoàn thiện khung chính sách tín dụng chung đối với nền kinh tế nhằm phát triển hiệu quả, bền vững nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho rằng: Hoạt động bảo hiểm trong hoạt động nông nghiệp, nông thôn và nông dân là hết sức cần thiết. Dù khó khăn đến mấy chúng ta vẫn phải kiên trì đi theo định hướng này. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cơ chế để hoạt động bảo hiểm này hoạt động bền vững và phát triển hơn nữa

Tại Hội thảo, các ý kiến tham luận đều thống nhất đánh giá hoạt động nông nghiệp, nông thôn là hoạt động rất có ý nghĩa trong thời gian vừa qua, là hoạt động chiến lược trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chiến lược phát triển hoạt động nông nghiệp, nông thôn cũng bộc lộ những hạn chế, cản trở quá trình phát triển.

Các diễn giả, các ý kiến tham luận đều tập trung đưa ra những khó khăn và cả những rủi ro sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, khả năng tiếp cận, đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Nhiều đề xuất về các giải pháp chính sách đối với Nhà nước, đối với chính quyền của địa phương có tính hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, các biện pháp khả thi được trình bày nhằm hướng tới hoàn thiện khung chính sách tín dụng chung đối với nền kinh tế.

Đặc biệt là các giải pháp cho vay có bảo hiểm lãi suất lần đầu tiên được đề cập và sẽ triển khai trước hết tại khu vực ĐBSCL, sau đó có thể được nhân rộng trên một số vùng khác. Đây là một trong những giải pháp tạo điều kiện cho người nông dân dễ dàng và yên tâm tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hiệu quả, bền vững nông nghiệp, nông thôn, phát huy tối đa các lợi thế và thế mạnh của từng vùng.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện, Hội cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đã ký kết Thỏa thuận hợp tác Chương trình cho vay ưu đãi 5000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp, nông thôn có bảo hiểm từ thiện lãi suất đối với các hộ nông dân vay vốn nhằm cụ thể hóa Đề án "5000 tỷ cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm từ thiện lãi suất khu vực ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2015".

Ba bên cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mỗi bên, cùng nhau hỗ trợ để thúc đẩy việc thực hiện đề án, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho NNNT khu vực ĐBSCL. Đáng chú ý là, Tổng công ty CP bảo hiểm Bưu điện sẽ đứng ra bảo hiểm miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay cho các đối tượng vay vốn nằm trong Đề án./.

PV/VOV online

Từ khoá: đồng bảo hiểm nông thôn chất lượng sản phẩm tín dụng chiến lược phát triển nông dân hoạt động bảo hiểm kinh tế phát triển chính sách hội thảo người nông dân việt nam biến đổi khí hậu ngân hàng bưu điện nền kinh tế nhà nước bảo hiểm bưu điện tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hiệu quả nông nghiệp bão giải pháp bảo hiểm

Bảo hiểm nông nghiệp ở ĐBSCL - Chủ trương đúng

Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp đã góp phần giúp đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững nông nghiệp, an sinh xã hội và đời sống người dân nông thôn. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

"Bà đỡ" của nhà nông

Trong các chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là chính sách hỗ trợ của Nhà nước có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển bền vững nông nghiệp, an sinh xã hội và đời sống người dân nông thôn.

 

Do đặc thù riêng nên việc thả nuôi tôm sú rất cần chương trình bảo hiểm nông nghiệp.Duy Khương - TTXVN

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, hơn một năm thực hiện thí điểm BHNN đã giải quyết bồi thường cho hơn 4.000 hộ/6.400 hộ bị thiệt hại, với số tiền hơn 280 tỷ đồng, giúp cho hơn 4.000 nông hộ của 7 địa phương vùng ĐBSCL giảm bớt khó khăn, có điều kiện, kinh phí để tiếp tục tái đầu tư sản xuất vụ tiếp theo, góp phần giải quyết khó khăn cho nông dân, nhất là trong thời điểm sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như những năm gần đây. Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực ban hành và sửa đổi nhiều quy định hướng dẫn các địa phương thực hiện sát với thực tế của tỉnh.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích đất canh tác khoảng 3,96 triệu ha; trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Vùng bãi triều có diện tích khoảng trên 480.000 ha, trong đó có hơn 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Lúa gạo, thủy sản và cây ăn quả là nguồn lợi, thế mạnh của vùng; riêng thủy - hải sản là nguồn lợi kinh tế lớn và quan trọng của các địa phương vùng ven biển.

Ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến người nông dân nên Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó có BHNN. Đây là chính sách hỗ trợ được nhân dân và cả hệ thống chính trị các địa phương vùng ĐBSCL quan tâm, nhất là các địa phương được chọn thí điểm đã đồng thuận cao, triển khai thực hiện quyết liệt. BHNN có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng đối với phát triển bền vững nông nghiệp, an sinh xã hội và đời sống nhân dân nông thôn. Đây có thể ví như "bà đỡ" cho nông dân và là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết công tác xóa đói, giảm nghèo cho nông dân; giúp nông dân giảm bớt khó khăn do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra, tạo công cụ cho nông dân quản lý rủi ro và tìm kiếm nguồn tài chính bù đắp thiệt hại, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp...

Những vướng mắc cần gỡ

Tuy nhiên, theo UBND các tỉnh trong vùng ĐBSCL, quá trình thực hiện thí điểm BHNN đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc giữa quy định của cơ quan có thẩm quyền và thực tế sản xuất, nuôi trồng ở địa phương. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện chưa có kinh nghiệm, thủ tục bảo hiểm còn phức tạp đã gây nhiều bức xúc cho nông dân tham gia bảo hiểm...

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích đất liền khoảng hơn 39.712 km2 (chiếm 12,1% diện tích cả nước), có hải phận rộng trên 360.000 km2. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới.

Anh Nguyễn Văn Sáng, một hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, nhà anh có ba ao nuôi tôm, mặc dù vụ trước anh không phải nhận tiền đền bù vì trúng mùa nhưng vụ này, cả ba ao đã được anh mua BHNN vì e ngại rủi ro quá lớn. Anh Sáng đã đóng tiền tạm ứng phí bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm. Vì thế, khi biết doanh nghiệp bảo hiểm tạm ngừng ký hợp đồng mới và thương thảo lại mức biểu phí, một số người dân đã phản ứng quyết liệt, thậm chí kéo nhau lên ăn chực nằm chờ tại trụ sở các cơ quan tham gia Ban chỉ đạo BHNN.

Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quyết định và được điều chỉnh nhiều lần, nhưng vẫn chưa hợp lý, như Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 của Bộ Tài chính (Quyết định 2114) nâng mức tỷ lệ phí bảo hiểm nuôi tôm thâm canh từ 7,42% lên 9,72%, quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc từ chối một phần, nếu: Mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm, tôm thả không đồng nhất về kích cỡ, được xác định nhiều loại độ tuổi cùng nuôi trong một cơ sở nuôi trồng. Gần đây nữa là Quyết định 1725 ngày 23/7/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quyết định 1042 tiếp tục nâng mức phí bảo hiểm đối với tôm từ 9,72% lên 13,73%. Như vậy sẽ gây khó khăn cho những hộ nuôi những vụ trước bị thiệt hại.

Trong khi đó, các đơn vị tham gia BHNN như Công ty Bảo Việt hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm là chính, lực lượng chuyên trách thiếu và yếu, chưa có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ; Công ty Bảo Minh ban hành một số nội dung quy định chưa phù hợp thực tế, nên lúng túng, xử lý chưa phù hợp quy định, gây bức xúc cho người tham gia bảo hiểm. Việc bồi thường thiệt hại còn chậm, chưa kịp thời, nên hiện các tỉnh trong vùng ĐBSCL còn tồn đọng hơn 2.000 hồ sơ thiệt hại chưa được đơn vị bảo hiểm giải quyết.

Bên cạnh đó, một số hộ nuôi chưa tuân thủ việc ghi nhật ký ao nuôi, chứng từ đầu tư, giấy kiểm dịch giống. Các hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ đầu tư nên phát sinh tâm lý ỉ lại, thiếu tuân thủ quy trình kỹ thuật, thả giống với mật độ quá dầy, nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao. Hiện tại các tỉnh ven biển thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với tôm chưa có quy trình xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp trên con tôm, mà chỉ xác định bằng phương pháp kiểm tra lâm sàng, gây khó khăn cho cơ quan thú y trong việc xác định dịch bệnh. Còn túng túng trong việc triển khai thực hiện; công tác tuyền truyền, tập huấn còn hạn chế.

Đối với BHNN trên cây lúa tại An Giang và Đồng Tháp, một số cán bộ, đảng viên có đất canh tác tại các huyện thí điểm chưa thể hiện tinh thần nêu gương trong việc thực hiện, nên phần nào cũng làm giảm lòng tin đối với nông dân. Các quy định về BHNN trên cây lúa trên phạm vi rộng lớn, chưa phù hợp cho từng cá nhân hộ tham gia, các quy định về bồi thường còn nhiều phức tạp, tốn nhiều thời gian làm giảm sự tin tưởng của nông dân tham gia bảo hiểm... Khi có thiệt hại xảy ra, nông dân vẫn phải chờ đến cuối vụ lúa, khi thống kê công bố năng suất mới được bồi thường... Ngoài ra còn nhiều tác nhân thiệt hại trên lúa, như mưa lớn bất thường, triều cường gây ngập úng; ốc bươu vàng, chuột hại chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào đối tượng thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi BHNN trên cây lúa (theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Quyết định 315, thiên tai: Như bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá và các loại rủi ro thiên tai khác; dịch bệnh, như dịch cúm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng, bệnh thủy sản, bệnh rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá và các loại dịch bệnh khác)...

BHNN là một chủ trương đúng đắn, sát hợp với nông dân vùng ĐBSCL, có ý nghĩa to lớn và thiết thực trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là vùng nông thôn. Để tiếp tục nhân rộng chính sách bảo hiểm này, cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân. UBND các tỉnh trong vùng ĐBSCL cũng đã kiến nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổng kết, đánh giá để ban hành chính sách ổn định, lâu dài (không còn thí điểm) và nhân rộng các địa phương toàn vùng ĐBSCL triển khai thực hiện.

 

 Viết Tôn - -Xuân Quang

Từ khoá: quan trọng người tham gia bảo hiểm bhnn công ty bảo việt giấy chứng nhận dịch bệnh triển khai nuôi tôm từ chối bồi thường tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại bảo hiểm nông nghiệp người nông dân bảo hiểm tôm giải quyết bồi thường thí điểm rủi ro thiên tai bảo hiểm thí điểm bảo hiểm vi bảo hiểm khó khăn chính sách bảo hiểm thiên tai sản xuất nông nghiệp tài chính phí bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phát triển được bồi thường quyết định đại lý bảo hiểm kinh tế nhà nước giấy chứng nhận bảo hiểm bão nông thôn thiệt hại mức phí bảo hiểm nông nghiệp công ty bảo minh quy định giải quyết bồi thường gia chính sách chứng nhận bảo hiểm sự tin tưởng bộ tài chính người dân nông dân chương trình bảo hiểm

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Nạn nhân nổ pháo hoa Phú Thọ được hỗ trợ hơn 100 triệu đồng/người.

Cho đến nay những nạn nhân tử vong trong vụ nổ kho pháo hoa tại Nhà máy hóa chất Z121 trên địa bàn huyện Thanh Ba (Phú Thọ) đã được hỗ trợ hơn 120 triệu đồng/người từ Bộ Quốc phòng và các ban, ngành liên quan.

Công nhân nhà máy - nạn nhân vụ nổ cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

Trong đó, theo thông báo, Bộ Quốc phòng hỗ trợ 50 triệu đồng, cá nhân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hỗ trợ 5 triệu đồng, Tổng cục Chính trị 10 triệu đồng, Ban Công đoàn Quốc phòng 3 triệu đồng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 10 triệu đồng, Nhà máy Z121 hỗ trợ 20 triệu đồng.

Mỗi nạn nhân bị thương được hỗ trợ 31 triệu đồng. Việc hỗ trợ các gia đình mai táng nạn nhân cũng được Nhà máy Z121 và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thực hiện đầy đủ.

Ngay sau khi xác định được danh tính các nạn nhân và mức độ thiệt hại trong vụ nổ, Bảo hiểm Bảo Việt đã cử đoàn cán bộ tới chia buồn và chi trả bảo hiểm cho gia đình mỗi công nhân bị thiệt mạng 20 triệu đồng/người; đồng thời tổ chức thăm hỏi và tạm ứng bồi thường cho một số trường hợp gia đình bị thương đang điều trị tại các bệnh viện nơi nạn nhân đang điều trị.

Đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho biết đối với gia đình các nạn nhân chưa xác định được danh tính, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ chi trả bảo hiểm cho gia đình ngay sau khi nắm được thông tin.

Riêng một xe ô tô của cán bộ Xí nghiệp pháo hoa thuộc Nhà máy Z121 tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Phú Thọ với giá trị được bảo hiểm lên tới 723 triệu đồng, công ty đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để có đủ cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường.

Chiếc ô tô bị cháy đã đăng ký bảo hiểm lên tới hơn 700 triệu đồng

Hiện Bảo Việt là doanh nghiệp nhận Bảo hiểm kết hợp con người cho trên 3.000 công nhân Xí nghiệp pháo hoa thuộc nhà máy Z121 với mức trách nhiệm bảo hiểm 20 triệu đồng/người/vụ.

Chiều 16/10, Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ Hà Kế San cho biết: Tỉnh sẽ trích ngân sách hỗ trợ mỗi gia đình có người chết 5 triệu đồng, người bị thương 2 triệu đồng và 10 triệu đồng đối với những hộ có nhà bị cháy, đổ. Ngoài ra có 421 hộ tự nguyện khắc phục những hư hỏng nhỏ do ảnh hưởng vụ nổ.

Như vậy tính tới nay, tổng cộng số tiền hỗ trợ và bảo hiểm cho mỗi nạn nhân tử vong trong vụ nổ pháo hoa ở Z121 đã được hơn 120 triệu đồng/nạn nhân.

Hiện tại Viện Bỏng quốc gia đang cấp cứu một số nạn nhân bị đa chấn thương, bỏng nặng từ vụ nổ
Sức ép vụ nổ đã đánh gẫy cây cối trên vạt rừng cạnh khu nhà xưởn. Ảnh: Infonet

Vụ nổ kho pháo hoa tại phân xưởng sản xuất pháo hoa của Xí nghiệp Z4, thuộc Nhà máy hóa chất Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) xảy ra vào sáng 12/10 khiến 24 nạn nhân tử vong (tính tới ngày 14/10), 97 người bị thương ở các mức độ khác nhau. Trong đó có nhiều người bị đa chấn thương, bỏng rất nặng hiện đang được cứu chữa tại Viện Bỏng quốc gia và Viện Quân y 103. Nguyên nhân ban đầu được xác định do sự cố kỹ thuật, gây cháy kho chứa sản phẩm pháo hoa.

Hiện hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 2, công an, dân quân tự vệ các xã vùng ven đã được huy động giúp người dân địa phương khu vực quanh nhà máy khắc phục hậu quả, sửa chữa nhà cửa bị ảnh hưởng bởi vụ nổ. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đã huy động hơn 100 chiến sỹ cùng với lực lượng công an tăng cường công tác giúp dân, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tập trung khắc phục sự cố.

Công tác kiểm kê tài sản thiệt hại của người dân trong vụ nổ cũng đang được Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và các ban ngành của tỉnh Phú Thọ tiến hành xác định, trên cơ sở đó có những đền bù thỏa đáng cho người dân. Ông Hà Kế San cũng cho biết, qua làm việc người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi vụ nổ cơ bản thống nhất đồng tình phối hợp với quân đội, nhà máy, chính quyền trong việc khắc phục và giải quyết hậu quả của vụ nổ.

Tỉnh Phú Thọ cho biết sẽ khẩn trương tiến hành đánh giá tác động của vụ nổ nhằm tìm giải pháp khắc phục bảo đảm môi trường sống an toàn của người dân trong khu vực.

Từ khoá: bảo hiểm bão bảo hiểm bảo việt gia giải quyết bồi thường mức độ thiệt hại người dân đăng ký bảo hiểm tham gia bảo hiểm chi trả bảo hiểm bảo việt trách nhiệm bảo hiểm an ninh trật tự bị thương khắc phục quốc phòng mức trách nhiệm gia đình mức trách nhiệm bảo hiểm nạn nhân bảo hiểm kết hợp con người tử vong khắc phục hậu quả xí nghiệp nhà máy

"Chiếc áo" vừa vặn hơn cho Bảo hiểm tiền gửi

Ảnh minh họa.
(eFinance Online) - Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam 2012 với các điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ của BHTG có thể được xem là đã khoác một chiếc áo pháp lý "vừa vặn" hơn cho BHTG Việt Nam.

Nhằm mục đích khắc phục những bất cập của quy định hiện hành về BHTG giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động BHTG, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ngày 18/6/2012 Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật BHTG. Luật BHTG 2012 là một bước tiến lớn trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về BHTG ở Việt Nam. Đây được xem là công cụ đảm bảo cân bằng một cách hợp lý giữa chức năng quản lý nhà nước đối với BHTG, năng lực thực sự của tổ chức BHTG, lợi ích chính đáng của các tổ chức tham gia BHTG và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền.

Lựa chọnmô hìnhchoBHTG

Có thể thấy, mô hình BHTG ở các nước là rất khác nhau, không có một mô hình BHTG nào có thể hoạt động hiệu quả ở mọi quốc gia. Mô hình BHTG tại một quốc gia sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi nó phù hợp với khuôn khổ pháp lý và điều kiện kinh tế - xã hội của chính quốc gia đó.

Theo phân loại của Hiệp hội BHTG quốc tế, trên thế giới tồn tại 03 mô hình BHTG cơ bản, gồm: (i) Mô hình chi trả (tổ chức BHTG chỉ thực hiện chức năng thu phí BHTG và chi trả tiền BHTG cho người gửi tiền được bảo hiểm trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ); (ii) Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng (ngoài các chức năng của mô hình chi trả, tổ chức BHTG theo mô hình này có thêm chức năng tham gia vào quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ; (iii) Mô hình giảm thiểu rủi ro (ngoài chức năng của mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức BHTG có thêm chức năng: Thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG; Hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn về khả năng chi trả; Can thiệp vào hoạt động nội bộ của tổ chức tham gia BHTG. Trong mô hình này, chức năng thanh tra, giám sát là chức năng chủ đạo, có vai trò quyết định hiệu quả của việc thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính và chức năng can thiệp vào các công việc nội bộ của tổ chức tham gia BHTG).

Ở nước ta, trên cơ sở cân nhắc đến tính tương thích, đồng bộ với khuôn khổ pháp lý hiện hành về hoạt động ngân hàng, (Luật NHNN 2010, Luật các TCTD 2010) và thực tế hoạt động hơn 10 năm của BHTG Việt Nam cũng như cân nhắc đến lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, khi trình Quốc hội thông qua dự án Luật BHTG, Chính phủ đã lựa chọn "mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng" cho BHTG Việt Nam.

Không trao cho BHTG Việt Nam chức năng kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia BHTG về việc tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Luật BHTG 2012 tiếp tục trao cho BHTG Việt Nam chức năng theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG và chức năng giám sát từ xa việc chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng (tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và quyền kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng). Đồng thời, với việc trao cho BHTG Việt Nam chức năng tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, mô hình BHTG Việt Nam sẽ được xếp vào mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, và được bổ sung một số quyền hạn của mô hình giảm thiểu rủi ro.

Như vậy, trên thực tế, trước khi Luật BHTG 2012 có hiệu lực thi hành, mặc dù được trao chức năng theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG nhưng hoạt động thanh tra, giám sát của BHTG chỉ tập trung vào giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ việc các tổ chức tham gia BHTG tuân thủ các quy định về BHTG chứ không thực hiện thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc phân định chức năng cụ thể như trên không tạo ra sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong việc thanh tra, giám sát các TCTD.Việc có hai cơ quan cùng thực hiện chức năng thanh tra, giám sát an toàn hoạt động của các TCTD sẽ không những gây tốn kém chi phí xã hội khi hai cơ quan cùng thực hiện một chức năng; mà còn tạo gánh nặng cho các TCTD khi phải chịu sự thanh tra của hai cơ quan khác nhau.

Không được đầu tư vào TCTD nhà nước

Trước khi Luật BHTG 2012 có hiệu lực, tổ chức BHTG có quyền mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, tín phiếu NHNN hoặc TCTD nhà nước; gửi tiền tại Kho bạc nhà nước; NHNN hoặc TCTD nhà nước. Tuy nhiên, quy định cho phép tổ chức BHTG mua trái phiếu, tín phiếu của TCTD nhà nước hoặc gửi tiền tại TCTD nhà nước là chưa hợp lý vì: (i) Tiềm ẩn rủi ro khi cho phép tổ chức BHTG gửi tiền bảo hiểm tại chính tổ chức tham gia bảo hiểm. Đồng thời, khi gửi tiền tại TCTD nhà nước, thì tổ chức BHTG trở thành người gửi tiền không được bảo hiểm;(ii) Quy định này tạo ra sự đối xử không bình đẳng giữa các TCTD; không phù hợp với định hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho cả hệ thống TCTD; (iii) Không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo thông lệ quốc tế, hoạt động đầu tư của tổ chức BHTG phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo toàn nguồn vốn và duy trì tính thanh khoản của quỹ BHTG. Việc cho phép BHTG Việt Nam mua trái phiếu, tín phiếu của TCTD nhà nước hoặc gửi tiền tại TCTD nhà nước là hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc này.

Do đó, để khắc phục bất cập trên, Luật BHTG 2012 đã bỏ quy định cho phép tổ chức BHTG mua trái phiếu, tín phiếu của TCTD nhà nước, gửi tiền tại TCTD nhà nước. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, một mặt đảm bảo duy trì khả năng sinh lời của quỹ BHTG, mặt khác đảm bảo tính ổn định và an toàn của quỹ BHTG.

Áp dụng mức chi trả bảo hiểm linh hoạt

Về mức phí bảo hiểm, hiện nay theo quy định tại Nghị định 68/2013/NĐ-CP, phí BHTG được áp dụng với mức 0,15% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Điều này có hạn chế là cào bằng, không đảm bảo nguyên tắc thị trường theo đó TCTD nào có mức độ rủi ro cao thì phải đóng phí cao và ngược lại.

Khắc phục điều đó, Luật BHTG quy định Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của NHNN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN quy định phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại tổ chức này. Tuy nhiên, việc áp dụng thu phí theo mức độ rủi ro cần được nghiên cứu kỹ lưỡng đặc biệt là phải xem xét hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng các TCTD theo phương pháp CAMELS. Đây là căn cứ quan trọng để triển khai thu phí BHTG theo mức độ rủi ro. Đồng thời, một yếu tố cần cân nhắc khi triển khai thu phí BHTG theo mức độ rủi ro là trách nhiệm bảo mật thông tin đánh giá xếp hạng, tránh trường hợp lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến hệ thống ngân hàng. Đây cũng là vấn đề đổi mới chính sách BHTG tại Việt Nam và đang được NHNN khẩn trương nghiên cứu để ban hành trong thời gian tới.

Về hạn mức chi trả bảo hiểm, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, các điều kiện kinh tế - xã hội, mức thu nhập của người dân thay đổi nhanh chóng, thì việc quy định một hạn mức chi trả BHTG cứng trong luật sẽ giảm tính linh hoạt và dẫn đến tình trạng quy định trong luật không theo kịp sự thay đổi của thực tiễn, trong khi việc sửa đổi một văn bản luật không những cần nhiều thời gian mà còn gây lãng phí về kinh phí cho ngân sách nhà nước. Do vậy, Luật BHTG 2012 đã trao quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ.

Theo thông lệ quốc tế, hạn mức chi trả BHTG thường được tính trên cơ sở GDP tính trên đầu người nhân với hệ số nhất định. Mức chi trả bảo hiểm ở từng nước là khác nhau và tại một nước cũng có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Đồng thời, việc xác định mức chi trả BHTG phải được tính toán kỹ lưỡng, luôn bám sát mục tiêu hoạt động của BHTG là bảo vệ người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, tránh tình trạng lạm dụng hoạt động của BHTG để tạo ra rủi ro đạo đức khi chủ sở hữu của các TCTD thực hiện các hoạt động rủi ro hơn vì biết người gửi tiền đã được bảo hiểm. 

Hiện tại, theo quy định tại Nghị định 68/2013/NĐ-CP, hạn mức BHTG hiện hành là 50 triệu đồng. NHNN đang xem xét, tính toán để xác định mức chi trả BHTG phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(HTH)

Từ khoá: chi trả bảo hiểm mức phí bảo hiểm hiệu quả giảm thiểu rủi ro quy định thay đổi quản lý nhà nước bảo mật thông tin mức thu nhập luật bảo hiểm bảo vệ quyền lợi kiểm tra bão việt nam quốc tế bảo hiểm tiền khắc phục ngân hàng luật bảo hiểm tiền gửi cạnh tranh không lành mạnh phí bảo hiểm nền kinh tế kinh tế bảo hiểm tiền gửi môi trường kinh doanh an toàn tiền bảo hiểm không lành mạnh mở rộng trả tiền bảo hiểm bảo hiểm nhà nước gia tham gia bảo hiểm pháp lý thông tin chính phủ

News - Tin tuc - RSS - ATOM - FEED