(CATP) Sinh ra ở vùng Đông Nam Á, nhưng những con trăn Myanmar (ảnh) bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở Nam Florida cách đây từ hơn 15 năm. Có vẻ như những con trăn này được nhập khẩu về làm thú cưng hoặc đã xổng chuồng, hoặc được phóng thích vào môi trường hoang dã, sau đó chúng yêu thích khí hậu nhiệt đới của Sunshine State (tên gọi khác của Florida). Ngày nay chúng có thể phát triển nhiều tới 100.000 con trăn Myanmar đang sống giữa những khu vực đầm lầy ở Nam Florida, mặc dù không mấy ai thực sự biết được điều này.
Một cuộc săn kéo dài suốt một tháng do chính quyền bang tài trợ năm 2013, gần 1.600 tình nguyện viên đã phát hiện và chỉ bắt được 68 con trăn. Các nhà khoa học đã liên hệ với sự sút giảm động vật hữu nhũ nhỏ tại Công viên quốc gia Everglades của Florida vì những con trăn. Chúng có thể đẻ mỗi lần 100 trứng và phát triển lớn dài tới 2,1m trong hai năm đầu tiên.
Không riêng gì loài trăn Myanmar, gần như tại mỗi vùng biên giới, Hoa Kỳ đang nằm dưới sự xâm lược sinh học. Một phần tư đời sống hoang dã ở Nam Florida đang chịu đựng những diễn tiến kịch tính hơn bất kỳ nơi nào khác ở quốc gia này. Nơi đây đang trở thành một trong những khu vực có con số cao nhất sinh vật xa lạ xuất hiện trên thế giới. Chúng trở thành hiểm họa của toàn Hoa Kỳ.
Ước tính đã có hơn 50.000 sinh vật lạ du nhập vào Mỹ, cạnh tranh với động vật bản xứ, ăn thực vật và động vật đang có sẵn ở Mỹ. Cuộc xâm lấn này có thể gây thiệt hại tới 12,9 tỷ USD mỗi năm. Ở Caribbean, loài cá sư tử (lionfish) đã lùng sục phá hoại các rặng san hô; ở Texas, loài heo rừng hoành hành trên những cánh đồng của nhà nông; ở Northeast, những con bọ cánh cứng phá hoại cây cối; ở Great Lakes, con trai vằn (zebra mussel) bám vào các ống dẫn nước và vòi, làm chết thực vật. Năm 2012, chính phủ liên bang đã chi phí 2,2 tỷ USD để phòng chống, kiểm soát và tiêu diệt những sinh vật xâm nhập. Con số sinh vật "lạ" này hiện nay đã phát triển lên tới gần gấp triệu lần so với trước kia. Chúng đang sinh sôi lan rộng và không có dấu hiệu ngừng lại, dần dần trở nên thích nghi với môi trường sống mới và thay thế, thậm chí gây tuyệt chủng sinh vật địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.