(TNO) Phê như con tê tê, quyển sách tái bản từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ có bổ sung và chỉnh sửa, vẫn tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều trên các diễn đàn, mạng xã hội.
>> Tiết lộ một số tranh của "Phê như con tê tê
>> Phê như con tê tê" liệu có gây tranh cãi lần nữa?
>> Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê
Trong lần "tái xuất" này, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam cùng họa sĩ Nguyễn Thành Phong đã loại bỏ những câu hoặc minh họa từng gây nhiều tranh cãi trong Sát thủ đầu mưng mủ như Chơi trội như bộ đội vẽ cảnh các chú bộ đội chơi đá cầu bằng lựu đạn từng gây nhiều tranh cãi...
Những câu mới thêm vào nhưẾ trong tư thế ngẩng cao đầu; Thần kinh giẫm phải đinh... cũng được đánh giá tốt vì họa sĩ biết đan lồng vào đó những vấn đề thời sự như nạn rải đinh, phong bì, tình trạng cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc...
Ngoài ra, quyển sách còn được gắn mác 15+ và một khuyến cáo hài hước "Không đọc trong khi ăn uống".
Quyển Phê như con tê tê được bày bán tạiHội sách 2013 - Ảnh: Thiên Hương |
Tuy nhiên, cũng như Sát thủ đầu mưng mủ, Phê như con tê tê vẫn tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên đưa những ngôn ngữ biến tấu của giới trẻ (được gọi là "thành ngữ sành điệu") vào trong trang sách? Ngoài ra, cũng có một số ý kiến bắt bẻ về câu từ và ảnh minh họa.
Chẳng hạn như với câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách với hình ảnh minh họa một người dân đang nháo nhác nghe cụ Rùa răn dạy điều gì, bạn đọc Trần Hồng bình luận: "Những cụm từ ngữ thuộc loại này đọc thấy ghê quá như "lông nách... tư cách" mà còn đem cụ Rùa hồ Gươm ra gắn lời cụ vào thì thật là....".
Hay câu Cười như đười ươi xóc lọ (dù được minh họa một cách trong sáng, dí dỏm với hình ảnh một con đười ươi cầm lọ bút, cười đến rơi vãi những chiếc bút trong lọ), nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa những câu từ nhạy cảm ("xóc lọ" vốn là từ lóng mang nghĩa tục tĩu - PV) như thế vào trong sách.
Bạn đọc Trương Xuân Khôi bình luận: "Tính cách của con người, đặc biệt là lớp trẻ, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những gì họ đọc. Những cuốn sách như thế này đang ngày một đầu độc thanh thiếu niên với một lối sống, một tư cách chợ búa và vô văn hóa...".
Tuy nhiên, một số ý kiến khác thoáng hơn, như bạn đọc Nguyễn Thanh Phúc cho rằng: "Dù có chấp nhận hay không thì nó cũng đã chiếm một phần trong ngôn ngữ của giới trẻ. Nói riết thành quen, nói riết thành ngôn ngữ".
"Tôi thấy hoàn toàn bình thường và chấp nhận được trong văn hóa giới trẻ thời nay", bạn đọc Light.
Minh họa cho câu "Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách" trong Phê như con tê tê - Ảnh: Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam cung cấp |
Trao đổi với Thanh Niên Online vào sáng 29.3, họa sĩ Nguyễn Thành Phong cho biết anh cũng có chú ý theo dõi phản ứng của độc giả về quyển sách lần này nhưng "chưa nhận được ý kiến phản bác nào một cách trực tiếp cả".
Về bức tranh minh họa cụ Rùa dạy bảo câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách, họa sĩ Nguyễn Thành Phong cho rằng: "Tôi chỉ nghĩ đó là sự liên hệ hài hước thôi. Một mặt minh họa cho câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách vì câu này giống như một lời chỉ dạy, một mặt tôi muốn phản ánh sự xô bồ, thiếu tôn trọng không gian chung của mọi người ở Hồ Gươm. Tôi cũng từng mang bức tranh này triển lãm ở Hà Nội và không có vấn đề gì".
Họa sĩ Phong cũng nói thêm rằng: "Tôi đã lường trước những tranh cãi xoay quanh cuốn sách này vì những tranh luận như thế sẽ không có hồi kết. Việc có nên đưa những ngôn ngữ nói của giới trẻ lên thành sách hay không từng được mang ra bàn tại các hội thảo, tọa đàm và là vấn đề gây tranh cãi không dứt. Khó có thể đòi hỏi sự đồng tình, ủng hộ tuyệt đối khi một cuốn sách ra mắt. Tôi chỉ hy vọng độc giả sẽ nhìn nhận cuốn sách một cách khách quan nhất".
Một số ý kiến của các chuyên gia xoay quanh cuốn Phê như con tê tê "Việc xới lên một mảng ngôn từ giới trẻ để làm sáng rõ hơn bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết và tiếp tục cần thiết. Tiếng Việt sẽ phong phú thêm, giàu thêm, đẹp thêm chính từ những chắt lọc, bồi đắp ngôn từ theo dòng chảy lịch sử. Cuốn sách này là một sự mở đầu cho việc khai thác mảng từ ngữ đó. Đó chính là một thành công với người làm sách mà chúng ta cần phải trân trọng", PGS.TS. Phạm Văn Tình, Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư.
"Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh mới cho là hay? Còn chuyện lệch về đạo đức thì không đến nỗi như thế... Giới trẻ muốn khẳng định mình và ở đây là khẳng định bằng ngôn ngữ của riêng họ...", PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng. "...ngôn ngữ truyền thông đại chúng của Việt Nam đặc biệt phát triển. Tôi nghĩ cần có những người sưu tầm giới thiệu những từ ngữ mới... Việc sưu tập lại các thành ngữ mà hiện nay giới trẻ đang sử dụng trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày của họ, như tập sách này, là rất đáng cổ vũ", GS.TS ngôn ngữ học Phạm Ðức Dương. "...dăm năm nữa, cuốn sách này chính là một tài liệu giúp tìm hiểu ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ thành thị một thời của lứa tuổi trẻ, khi mà những câu nói được ghi lại trong đó đã không còn được dùng nữa", Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
|
Thiên Hương
>> Tiết lộ một số tranh của "Phê như con tê tê
>> Phê như con tê tê" liệu có gây tranh cãi lần nữa?
>> Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.