(TNO) Một nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã tìm được chứng cứ cho thấy tốc độ ánh sáng được mô tả theo thuyết tương đối rộng của Einstein chậm hơn so với giả định lâu nay.
Theo thuyết tương đối rộng, ánh sáng di chuyển với tốc độ 299.792.458 m/giây trong môi trường chân không.
Trong khi đó, nhà vật lý học James Franson của Đại học Maryland (Mỹ) đưa ra chứng cứ mà ông cho rằng tốc độ ánh sáng phải chậm hơn mức trên.
Chuyên gia Franson dựa trên thông tin thu được từ quá trình quan sát siêu tân tinh SN 1987A, đã phát nổ vào năm 1987, theo quan sát từ Trái đất, theo Space.com.
Các nhà nghiên cứu trên Trái đất đã bắt được các hạt photon và neutrino từ vụ nổ, nhưng các hạt photon đến chậm hơn 4,7 giờ so với dự đoán, và lúc đó các nhà khoa học cho rằng sự chậm trễ này có thể là do photon xuất phát từ một nguồn khác.
Tuy nhiên, mới đây chuyên gia Franson cho rằng lý do có thể là ánh sáng đi chậm lại vì photon có đặc điểm phân cực chân không, chỉ tình trạng một photon tách ra thành positron và electron trong thời gian cực ngắn trước khi tái kết hợp thành photon như cũ.
Điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch trọng trường giữa cặp hạt điện tích, dẫn đến tác động năng lượng nhỏ khi chúng kết hợp lại, đủ để là trì hoãn thời gian di chuyển.
Sự tách ra và kết hợp lại có thể diễn ra nhiều lần với nhiều photon khác trong suốt cuộc hành trình 168.000 năm ánh sáng, tức khoảng cách giữa Trái đất và SN 1987A, dẫn đến khoảng thời gian trì hoãn 4,7 giờ.
Hạo Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.