Ngày 2.6, UBND TP cho biết, quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn TP.Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó, 60% sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Hệ thống cấp nước của Công ty Nước sạch Hà Nội được bổ sung, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Ảnh: Hải Thanh
Tuy nhiên, thực tế, chỉ tiêu tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt thấp so với kế hoạch, mục tiêu của chương trình. Năm 2014-2015, cần phải tăng thêm 24,74% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, tương đương khoảng 1 triệu người. Vì vậy, nếu các cấp, các ngành không quyết liệt trong việc tổ chức thực hiện, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sẽ khó có khả năng hoàn thành chỉ tiêu này. TP còn 24 công trình đầu tư dở dang, hiệu quả đầu tư thấp, nhiều công trình đầu tư kéo dài nhiều năm, một số công trình đầu tư lãng phí.
Nguyên nhân chính là do công tác đầu tư không gắn với mô hình quản lý, vận hành, khai thác sau đầu tư; đầu tư chưa đồng bộ, phần lớn dự án dở dang không khai thác được là do mới chỉ thực hiện đầu tư xong phần vốn ngân sách nhà nước, việc huy động vốn góp của dân thực hiện mạng lưới ống dịch vụ gặp nhiều khó khăn, có nơi không huy động được...
Đặc biệt, 6 công trình cấp nước tại 2 huyện Gia Lâm và Ứng Hòa của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND thành phố cho thấy: Có 4/6 công trình chưa hoàn thành công tác quyết toán (Gia Lâm đã phê duyệt quyết toán 2/3 công trình); 6/6 trạm chưa xác định giá trị còn lại của tài sản, chưa hoàn thiện thủ tục về đất, chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư dù một số trạm đã được doanh nghiệp bổ sung đầu tư và bước đầu đã cung cấp nước sạch cho nhân dân. Q.Hiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.