Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Mưu sinh trên hồ nước 'máu loang'

Hồ Retba, Senegal nằm giữa những đồi cát trắng và Đại Tây Dương, thu hút lượng lớn khách du lịch bởi màu nước hồ đỏ như máu loang.

Retba là hồ nước rộng 3 km 2 , được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới năm 2005. Nó là một trong những thắng cảnh thu hút khách du lịch nhất ở Senegal. Còn đối với Tây Phi, hồ nước là nguồn sống quan trọng của họ.

Mưu sinh trên hồ nước máu loang - ho1.jpg
Người dân mưu sinh trên hồ nước đỏ như màu máu. Ảnh: CNN

Hàm lượng muối trong hồ Retba cao gấp 40% độ mặn trung bình của các đại dương, biến nó trở thành đối thủ của Biển Chết. Sở dĩ hồ có màu nước đỏ như máu loang là do ánh nắng mặt trời kết hợp với loại vi tảo ưa muối dunaliella salina sống trong nước hồ.

Trong quá khứ, người ta từng đánh cá trên hồ nhưng tới những năm 1970, người dân địa phương bắt đầu thu muối đọng dưới đáy hồ để bán nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Những người thu muối phải ngâm mình 7 giờ/ngày trong hồ nước mặn chát để thu muối bằng những công cụ đơn sơ, bao gồm một chiếc giỏ, thuổng và gậy.

Mưu sinh trên hồ nước máu loang - ho3_copy.jpg

Lớp dầu thực vật giúp da người không bị nước hồ tàn phá. Ảnh: CNN

Nhằm tránh tác hại của nước hồ tới cơ thể, người thu muối xoa lên cơ thể một lớp dầu thực vật. Moussa Fame, người 7 năm làm công việc thu muối trên hồ Retba, cho biết: "Nếu bạn không xoa dầu thực vật lên người, muối sẽ tàn phá da của bạn. Đối với những vết thương hở, nước hồ sẽ khiến chúng trở nên tồi tệ hơn".

Công cụ mưu sinh của những người như Fame chủ yếu được làm bằng gỗ. Kim loại, đặc biệt là sắt, rất dễ bị rỉ sét sau khi tiếp xúc với nước hồ. "Tôi biết rõ nơi nào có muối. Dựa vào các que thăm dò, tôi sẽ nhận thấy sự hiện diện của chúng. Tôi sử dụng xẻng để xác định xem lượng muối dưới đáy hồ có đáng để khai thác hay không. Nếu có, tôi sẽ dồn chúng lại xung quanh cái que trước khi đưa chúng lên khỏi mặt hồ", Fame kể.

Mưu sinh trên hồ nước máu loang - ho2_copy.jpg

Muối đọng dưới đáy hồ mang lại khoản thu nhập không nhỏ cho các gia đình. Ảnh: Getty

Chính quyền địa phương ước tính 1.000 người làm công việc thu muối trên hồ Retba. 600 người đàn ông và 400 phụ nữ thu được 24.000 tấn muối mỗi năm. Nhiều người dân Tây Phi chọn mưu sinh trên hồ nước này. Hơn 70% lượng muối từ hồ nước được xuất khẩu khắp các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Bờ Biển Ngà.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

News - Tin tuc - RSS - ATOM - FEED