Tron khi đó, tỷ lệ vốn/tổng tài sản của ngân hàng tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng gần 4%.
Theo ông Bùi Khắc Sơn - Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV), việc nhiều ngân hàng hợp nhất, sáp nhập và chấm dứt hoạt động của một số TCTD trong năm 2013 và cũng như những năm tới đã đặt ra yêu cầu đổi mới đối với công tác giám sát, xử lý, thanh lý ngân hàng.
Theo đó, mặc dù việc sáp nhập các ngân hàng thời gian qua chưa ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, nhưng theo một nghiên cứu của DIV, hành vi người gửi tiền đã thay đổi khi có những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện này, biến động về tiền gửi phụ thuộc vào mức độ an toàn của ngân hàng (vốn, chất lượng tín dụng).
Kết quả nghiên cứu thời gian gần đây cho thấy, lượng tiền gửi của dân cư phụ thuộc vào yếu tố rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ vốn/tổng tài sản tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng gần 4%. Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm giảm 0,03%.
Điều này cho thấy, trong quá trình tái cấu trúc, khi xảy ra những biến động lớn trên thị trường, người gửi tiền sẽ quan tâm tới các yếu tố rủi ro của ngân hàng nhiều hơn khi quyết định gửi thêm tiền.
Theo bà Phạm Bảo Khánh, Phòng Giám sát 1 (DIV), hành vi của người gửi tiền là một vấn đề quan trọng và nếu chúng ta không hiểu về người gửi tiền thì sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn đến tính thanh khoản của một ngân hàng cũng như cả hệ thống tài chính.
"Việc tiến hành khảo sát về hành vi người gửi tiền là cần thiết. Việc này tiến hành càng sớm thì chúng ta càng hạn chế được rủi ro do người gửi tiền gây ra", bà Phạm Bảo Khánh nhấn mạnh.
Nguồn Thời báo Ngân hàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.